UBND tỉnh nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển nuôi cá lồng trên sông
Thái Bình có hệ thống sông, ngòi khá dày đặc, với tổng chiều dài khoảng 8.492 km, trong đó có thể nuôi cá lồng trên sông là 244 km. Những năm gần đây, một số hộ dân ở các địa phương đã tổ chức nuôi cá lồng trên sông và hình thức này ngày càng phát triển. Năm 2012, toàn tỉnh có 66 lồng nuôi cá trên sông, sản lượng đạt 184,8 tấn, giá trị đạt 11 tỷ đồng (giá thực tế). Vốn đầu tư bình quân là 130,55 triệu đồng/lồng, trong đó đầu tư thức ăn cho cá 63%, con giống 19%, làm lồng 10% và 7% chi phí khác; lợi nhuận bình quân đạt 37,45 triệu đồng/lồng. Qua các mô hình nuôi cá lồng cho thấy, ưu điểm là chiếm ít chỗ, năng suất cao, sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, dễ tiêu thụ… Tuy nhiên, nhược điểm nuôi cá lồng là tiềm ẩn nguy cơ có thể cá chết hàng loạt khi gặp thời tiết, môi trường bất lợi, cá giống phải nhập, các hộ nuôi đều tự phát, tiềm ẩn nhiều rủi ro về giao thông thủy, ô nhiễm môi trường…
Để phát triển nuôi cá lồng bền vững, bảo đảm an toàn đê điều, giao thông thủy nội địa… ngành Nông nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp, với mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Đến năm 2015, toàn tỉnh có khoảng 300 lồng, sản lượng 842 tấn (tương ứng với 210 ha nuôi cá trong nội đồng), giá trị sản xuất đạt gần 23,5 tỷ đồng; năm 2020, phấn đấu toàn tỉnh có khoảng 3.000 lồng. Các giải pháp được đưa ra khá chi tiết, như về kỹ thuật làm và đặt lồng; nhóm giải pháp xử lý các bất lợi, con giống, vốn, cơ chế chính sách hỗ trợ, phương án cho thuê mặt nước trên sông, thị trường tiêu thụ…
Sau khi nghe các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, đồng chí Phạm Văn Ca, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện việc quy hoạch nuôi cá lồng trên sông và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, bảo đảm đủ nguồn giống cung cấp cho các hộ dân. Ngoài ra những vấn đề có liên quan đến ngành nào thì ngành đó có trách nhiệm thực hiện… Đồng thời, phòng nông nghiệp các huyện, thành phố rà soát lại cơ chế chính sách hỗ trợ nuôi thủy sản trước đây của địa phương mình để bổ sung, xây dựng cơ chế hỗ trợ thêm cho nuôi cá lồng.
Nguyên Bình
Tin cùng chuyên mục
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025