Thoát nghèo nhờ nuôi cá truyền thống
Nhờ dám nghĩ, dám làm mà đến nay gia đình anh Trần Văn Mạnh (thôn Đồng Phú, xã Độc Lập) đã thoát nghèo và trở thành gia đình có điều kiện kinh tế khá giả trong xã. Hiện nay, mô hình nuôi cá truyền thống kết hợp với nuôi vịt đẻ của gia đình anh cho thu lãi bình quân mỗi năm khoảng 100 triệu đồng.
Những ngày cuối tháng 6, trong một dịp trở lại xã Độc Lập, chúng tôi được ông Nguyễn Xuân Biên, Chủ tịch Hội Nông dân xã giới thiệu về thăm gia đình anh Trần Văn Mạnh. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang vừa mới được vợ chồng anh chị xây dựng, anh Mạnh phấn khởi cho biết: Trước kia, cả khu vực này vốn là diện tích đất chua trũng bị bỏ hoang hóa lâu năm, một phần khác là diện tích cấy lúa một vụ, cho năng suất không cao. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia đình anh đã mạnh dạn đăng ký với UBND xã Độc Lập đấu thầu gần 3 mẫu đất chua trũng đào ao thả cá, kết hợp với chăn nuôi gia cầm.
Thời gian đầu khi mới bắt tay vào chăn nuôi, gia đình anh chị đã gặp phải không ít khó khăn, vất vả. Nhìn cả một vùng đất rộng lớn chỉ toàn cỏ dại nhiều người dân trong xã đã lắc đầu ngao ngán. Nhưng với bản tính cần cù, chịu khó, anh chị đã chung lưng đấu cật, không quản ngại đêm ngày dành gần 1 năm để nạo vét đáy ao, đắp bờ, khử chua.... và thả những lứa cá đầu tiên.
Những năm đầu bắt tay vào làm kinh tế do chưa có kinh nghiệm chăn nuôi nên anh chị gặp không ít khó khăn. Những thất bại đã thôi thúc anh càng phải tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi cá truyền thống và nuôi gia cầm. Để nâng cao kỹ thuật chăn nuôi, bên cạnh việc tìm tòi qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, anh đã tham gia nhiều lớp đào tạo nghề do địa phương tổ chức, tham quan, học tập nhiều mô hình chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Trong quá trình chăn nuôi, anh Mạnh thường xuyên kiểm tra nguồn nước trong ao và xử lý chua bằng cách đổ rơm rạ lót dưới đáy ao nhằm giảm độ chua.
Hàng năm sau khi thu hoạch cá gia đình anh thường dành cả tháng trời để phơi ao, rắc vôi khử trùng, khử chua nhằm bảo đảm môi trường nước luôn sạch sẽ cho các loại cá sinh trưởng và phát triển tốt. Nhờ sự cần cù, chịu khó và ham học hỏi mà những năm sau ao cá của gia đình anh luôn cho thu hoạch ổn định gần chục tấn cá mỗi năm.
Ngoài việc đầu tư chính nuôi các loại cá thương phẩm, gia đình anh Mạnh còn thường xuyên duy trì nuôi khoảng 1.000 con vịt đẻ. Hiện nay, mô hình chăn nuôi của gia đình anh Mạnh luôn cho thu nhập ổn định khoảng 100 triệu đồng/năm. Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế cho gia đình, anh Mạnh còn thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, giao lưu trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi với các chủ trang trại, gia trại, người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.
Ông Nguyễn Xuân Biên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Độc Lập cho biết, do đây là vùng đất trũng nên đất ở đây rất chua, không thích hợp cho cây lúa, vì vậy mà đa số nông dân đều bỏ ruộng hoang. Sau nhiều lần thử nghiệm, tìm hướng đi mới, UBND xã đã quyết định tạo điều kiện cho bà con nông dân đấu thầu nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Khi mới thực hiện chỉ có một số gia đình mạnh dạn đăng ký xin đấu thầu đất để xây dựng mô hình kết hợp thả cá với chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Đến nay, qua 10 năm triển khai thực hiện phong trào, toàn xã đã chuyển đổi được hơn 50 ha đất chua trũng cấy lúa kém hiệu quả và hoang hóa sang xây dựng các mô hình chăn nuôi mới, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Hiện nay, vùng chăn nuôi thủy sản của xã đã và đang cho thu nhập rất ổn định, giúp nhiều người nông dân thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Là người đã gặp không ít khó khăn trong cuộc sống nên anh Mạnh rất trân trọng những kinh nghiệm đã có và tích cực mang những kinh nghiệm của mình chia sẻ cho anh em bạn bè, những người đang bước vào con đường lập thân, lập nghiệp.
Không chỉ riêng gia đình anh Mạnh, hiện nay trên địa bàn xã Độc Lập (Hưng Hà) còn có hàng chục gia đình khác đã thoát nghèo nhờ vào việc tham gia xây dựng vùng chăn nuôi thủy sản kết hợp với nuôi gia súc, gia cầm. Không dừng lại ở đó, hiện nay, anh Mạnh còn cùng với gia đình tiếp tục đầu tư mua máy ấp trứng gia cầm để có thể chủ động về nguồn giống cũng như chất lượng con giống cho gia đình mình và những hộ chăn nuôi xung quanh nhằm tăng thêm thu nhập cho bản thân, góp phần làm giàu cho mảnh đất quê hương.
Phạm Hưng
Tin cùng chuyên mục
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân
- Gặp mặt cán bộ cấp tướng Quân đội, Công an quê hương Thái Bình