Vũ Thư Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Ông Bùi Gia Khương, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũ Thư cho biết: Mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Theo đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo cơ chế thị trường, bảo đảm lợi ích cho nông dân; chuyển dịch mạnh từ phát triển theo chiều rộng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả; khai thác và sử dụng hiệu quả diện tích đất, các nguồn lực khác để phát triển ngành nông nghiệp ổn định và bền vững. Từ đó, hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, xen canh, khuyến khích các hộ dân tận dụng diện tích đất trũng để xây dựng trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp với mục đích chuyển đổi sản xuất. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng được xem là yếu tố quan trọng, do vậy huyện đã chỉ đạo chuyển dịch theo lợi thế từng vùng, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao cho người sản xuất, nhân rộng một số mô hình liên kết sản xuất đạt hiệu quả cao.
Theo đó, việc khuyến khích phát triển các hình thức liên kết, hình thành chuỗi giá trị gắn kết chặt chẽ với người nông dân, đồng thời bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia, nhất là giữa người nông dân và doanh nghiệp. Cây lúa là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp, nên sẽ được huyện đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất, chọn tạo và đưa vào sử dụng các giống lúa có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, áp dụng nhiều biện pháp canh tác lúa hiệu quả cao.
Cùng với đó là giải pháp cụ thể để thực hiện chuyển diện tích lúa vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản, vùng không chủ động được nước sang gieo trồng cây màu. Vùng sản xuất hàng hóa tập trung có thể xây dựng dưới dạng: vùng chuyên canh, vùng đa canh hoặc kết hợp chuyên canh một loại cây trồng chủ lực với đa canh nhiều loại cây trồng khác. Vấn đề tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp về trồng trọt được huyện chú trọng đột phá vào 3 khâu: đầu vào sản xuất; chi phí sản xuất, giao dịch và đầu ra cho nông sản. Ðể thực hiện hiệu quả trong trồng trọt, Vũ Thư xác định các giải pháp tăng cường chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; tổ chức lại sản xuất trên cơ sở đẩy mạnh sự liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nông dân và doanh nghiệp.
Trong thời gian tới sẽ có 400 ha đất gieo cấy 2 vụ lúa được chuyển sang trồng hoa màu cho giá trị kinh tế cao. Ðến nay, có 7 xã đã tiên phong thực hiện chuyển đổi trên 100 ha đó là: Vũ Hội, Xuân Hòa, Việt Hùng, Song Lãng, Dũng Nghĩa, Tân Hòa và Minh Quang. Ðể khuyến khích và động viên nông dân tích cực thực hiện chuyển đổi, huyện đã ban hành cơ chế hỗ trợ như: hỗ trợ 160.000 đồng/sào khi chuyển diện tích từ cấy lúa kém hiệu quả sang trồng màu; hỗ trợ 500.000 đồng/sào khi chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng cây màu cho giá trị kinh tế cao như dưa chuột, dưa lê, bí xanh, mướp đắng, ớt, ngô ngọt...
Vùng cấy lúa kém hiệu quả tại xã Việt Hùng (Vũ Thư) chuyển sang sản xuất chuyên màu cho giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra, việc liên kết “4 nhà” trong thời gian qua tại Vũ Thư đã thực sự phát huy có hiệu quả, nhiều địa phương đã quy vùng sản xuất, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ lúa cho nông dân như Song An, Trung An... Nhờ đó, sản xuất trồng trọt được phát triển bền vững, hạn chế tình trạng “được mùa mất giá”, “ép giá”, nông dân có thu nhập cao hơn. Cùng với cây lúa, cây màu đã được chú trọng phát triển và mở rộng, trên cơ sở đầu tư, hỗ trợ kinh phí nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, tập trung phát triển cây màu theo hướng hàng hóa, đáp ứng thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Một trong những vùng chuyển đổi có hiệu quả là vùng trồng 7 ha ớt xuất khẩu tại hai thôn Ðồng Ðại 2 và An Ðiện của xã Ðồng Thanh. Toàn bộ lượng giống, phân bón, thuốc trừ sâu được Công ty chế biến nông sản Hải Dương cung ứng, đồng thời trực tiếp tổ chức thu mua sản phẩm. Vụ đầu tiên, vùng trồng ớt xuất khẩu cho năng suất bình quân 5 - 6 tạ/sào, nông dân thu lãi 4 - 5 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với cấy lúa. Ðặc biệt là mô hình trồng cà chua, dưa... trong nhà lưới, ứng dụng công nghệ cao tại xã Song An, bước đầu mở ra hướng đi mới, dần hình thành trong nông dân tư duy sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm sạch bảo đảm an toàn thực phẩm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc áp dụng công nghệ cao phối hợp với các biện pháp thâm canh trong sản xuất nông nghiệp đã tạo bước đột phá về sản lượng và chất lượng của nông sản huyện Vũ Thư, tạo cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp ngoài tỉnh bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Trong chăn nuôi, Vũ Thư từng bước chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, bán công nghiệp có liên kết; hình thành các vùng chăn nuôi xa khu dân cư. Ðẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi chủ lực là lợn, bò và gia cầm; từng bước xây dựng mô hình và mở rộng mô hình chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao; trước mắt hình thành vùng nuôi bò thịt, bò sữa và trồng cỏ tại 10 xã ven đê. Mục tiêu trong năm 2014, huyện phê duyệt dự án và nhập 100 con bò sữa nuôi tại trang trại ở Hiệp Hòa. Chúng tôi đến thăm trang trại chăn nuôi bò bán công nghiệp của 4 hộ dân tại xã Hiệp Hòa với diện tích 2,3 ha hiện đã nhập 50 con bò giống Braman và Broumaster thuần chủng của Úc để nuôi; lứa bò đầu tiên cho thu nhập 800 triệu đồng. Bên cạnh nuôi bò thương phẩm, 4 hộ gia đình đang chuẩn bị các bước để đưa bò sữa vào trang trại nuôi thử nghiệm. Mô hình nuôi bò cao sản và bò sữa tại xã Hiệp Hòa chính là một hướng đi mới của các xã ven đê, nhằm thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian tới đây.
Ðể việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Vũ Thư bền vững, nông dân trong huyện đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời các cấp, ngành tìm mọi giải pháp chủ động liên kết với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân; tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nghề cho nông dân và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...
Mạnh Thắng
Tin cùng chuyên mục
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân
- Gặp mặt cán bộ cấp tướng Quân đội, Công an quê hương Thái Bình