Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đã giảm dần, từ 42,27% (năm 2005) xuống còn 34,96% (năm 2014). Ðiều này là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Do quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển mở rộng của các khu công nghiệp đã làm cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên đất đai, như chuyển đổi từ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình sản xuất nông nghiệp khác hoặc thay đổi cơ cấu giống cây trồng kết hợp các tiêu chuẩn trồng trọt tiên tiến cho năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, tập trung trồng cây lương thực (cây lúa). Bên cạnh trồng trọt, sự phát triển của các nghề trồng nấm, trồng hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu thị trường và làm đa dạng thêm cơ cấu cây trồng của ngành Nông nghiệp tỉnh nhà.
Vùng chuyên màu tại xã Quỳnh Hải (Quỳnh Phụ). Ảnh: Ngọc Linh
Ðối với ngành chăn nuôi, cơ cấu giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn là gia súc và gia cầm. Trong nội bộ lĩnh vực thủy sản cũng diễn ra sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung ở hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải. Từ năm 2007 đến nay, tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản giảm tỷ trọng khai thác, tăng nhanh tỷ trọng nuôi trồng thủy sản, dịch vụ thủy sản cũng tăng theo. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ tăng chậm, trong khi đó diện tích nước ngọt tăng mạnh hơn, tập trung nuôi cá nước ngọt. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh có mức độ chuyển dịch nhanh do có nhiều thay đổi trong cơ chế phân cấp của trung ương đối với tỉnh, gia tăng quyền tự chủ của tỉnh trong việc bố trí ngân sách đầu tư, ban hành chính sách phát triển kinh tế địa phương. Như vậy, về cơ bản, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như trong nội bộ khu vực nông nghiệp, nông thôn bước đầu đã có chuyển biến tích cực.
" Từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, Thái Bình đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, vừa bảo đảm năng suất, sản lượng, vừa nâng cao được giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Thái Bình cũng là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha, tiến đến đạt từ 100 - 400 triệu đồng/ha. Ðặc biệt, trong những năm gần đây, Thái Bình đã xây dựng nhiều mô hình cánh đồng mẫu, áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ ở các khâu sản xuất, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Bên cạnh đó, Thái Bình đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp khá mạnh, giảm giá trị trồng trọt, tăng giá trị sản xuất chăn nuôi, thủy sản…"
(Ðồng chí Ðào Trọng Thuần, nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh đến năm 2020: tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp 77%, lâm nghiệp 3%, thủy sản 20%; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt 2,5%/năm; tăng tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư cho nông dân từ 20 - 30%... Giải pháp đặt ra là cần xây dựng, ban hành cơ chế ưu đãi về tín dụng đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, đặc biệt là công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm kiếm thông tin thị trường nhằm khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển cơ giới hóa, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản trước thu hoạch và thực hiện theo đúng hợp đồng ký kết. Ðây là giải pháp rất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp hiện nay nhằm phát triển chuỗi giá trị nông sản, nâng cao tỷ lệ lợi nhuận cho nông dân. Bên cạnh đó, hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu, kinh phí đầu tư sản xuất thử nghiệm cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và giá trị kinh tế cao, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tư vấn thiết kế, xây dựng, quảng bá, chứng nhận thương hiệu giống; tạo động lực phát triển đa dạng cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi của tỉnh; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung mẫu, tạo cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất và cơ chế ưu đãi phát triển cho từng vùng. Trong đó, cần chú trọng công tác dồn điền đổi thửa và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo mô hình mẫu tác động đến các vùng sản xuất khác trên địa bàn tỉnh. Triển khai nhanh và đồng bộ các chính sách khuyến khích ngư dân chuyển đổi cơ cấu ngành nghề khai thác theo hướng vươn khơi bám biển, hỗ trợ về mặt pháp lý đối với hình thức khai thác theo tổ, đội, phát triển dịch vụ hậu cần biển. Thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến trong sản xuất nông nghiệp, chú trọng công tác thu hồi ý kiến phản hồi từ phía người dân để hoàn thiện các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Nguồn: Trường Ðại học Thái Bình
Ðồng chí Trần Xuân Ðịnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nông nghiệp Thái Bình sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới thực sự là một bức tranh sáng màu với các sản phẩm chăn nuôi có quy trình sản xuất tiên tiến, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; các sản phẩm thủy sản an toàn, có xuất xứ, có mã số tham gia xuất khẩu đi các nước, tạo nguồn ngoại tệ, góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của nông dân. Nông nghiệp Thái Bình đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu nổi bật của nông nghiệp cả nước. Thái Bình luôn được đánh giá là tỉnh có trình độ thâm canh tăng năng suất đứng đầu miền Bắc, đồng thời cũng là địa phương khởi xướng và có nhiều thành tựu trong các phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu, xây dựng nông thôn mới... | |
Ðồng chí Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việc xây dựng, khai thác và quản lý hiệu quả các công trình thuỷ lợi là mục tiêu hết sức quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ mới. Thực hiện Ðề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020, tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 85 xã đạt tiêu chí số 3 về thủy lợi và hoàn thành tiểu mục về đường trục chính nội đồng; phần lớn các xã đã bê tông hóa mặt đường, góp phần phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh. |
Tin cùng chuyên mục
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa
- Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ngay từ đầu năm
- Bàn giao công tác của Chủ tịch UBND tỉnh
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy dự lễ khánh thành nhà cho hộ nghèo
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc tết các văn nghệ sĩ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm, chúc tết văn nghệ sĩ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự lễ khánh thành nhà ở cho hộ nghèo huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Trao quà tết cho đoàn viên, người lao động
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ khánh thành nhà cho hộ cận nghèo tại huyện Tiền Hải
- Trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ IX - năm 2024