Vai trò của nghề và làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội
Theo các tài liệu lịch sử, các địa danh cũng như các di tích lịch sử để lại thì ngay từ thế kỷ thứ nhất đã xuất hiện nghề dệt ở Thái Bình, các thế kỷ tiếp theo vào đời Trần đã có các nghề rèn, đúc, khảm trai, sơn mài, móc, đan mây tre... Cũng theo tài liệu lịch sử để lại thì ngay từ cuối thế kỷ thứ X nghề dệt chiếu đã thịnh hành ở Thái Bình, nghề chạm bạc Đồng Xâm đã xuất hiện từ thế kỷ XVII.
Ngược dòng lịch sử, theo một số tài liệu của Pháp để lại, thì vào cuối năm 1941 ở 5 huyện (Kiến Xương, Đông Hưng, Tiền Hải, Vũ Thư, Hưng Hà) đã có 65 cơ sở dệt tơ lụa với 750 thợ lành nghề, chiếm 10% số thợ lành nghề của cả vùng Bắc Bộ lúc bấy giờ. Trong số các làng nghề ở Thái Bình, có nhiều làng nổi tiếng được cả nước biết đến như dệt Phương La (Hưng Hà), Bộ La (Vũ Thư), Đọ (Đông Hưng), Ngọc Đường (Kiến Xương), Vân Tràng (Thái Thụy), các mặt hàng chế biến từ tơ tằm, bông, đay, cói, gai vô cùng phong phú và nghề dệt vải, tơ tằm là nghề phổ biến nhất của Thái Bình.
Nghề chạm bạc: Đây là nghề truyền thống được duy trì và phát triển khá tốt, tập trung chủ yếu ở các xã Lê Lợi, Hồng Thái, Trà Giang (huyện Kiến Xương). Trước đây nghề chạm bạc chỉ duy trì phát triển bình thường do ít quan tâm đến việc quảng bá giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường; từ năm 2005 trở lại đây phát triển tương đối tốt, các cơ sở sản xuất đã quan tâm đến nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm, gắn sản xuất với việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại địa phương, thành lập hiệp hội. Nghề chạm bạc tạo việc làm thường xuyên cho trên 3.000 lao động có thu nhập ổn định; giá trị sản xuất hàng năm đạt khoảng 120 tỷ đồng.
Nghề thêu: Trước đây nghề thêu phát triển và tập trung chủ yếu ở xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, đến nay đã phát triển sang nhiều địa phương khác của các huyện, thành phố. Có trên 20 doanh nghiệp đầu mối làm nghề thêu ở Minh Lãng và các địa phương khác. Số lao động làm nghề thêu vào những năm 2000 đến năm 2010 là trên 30.000 lao động.
Nghề dệt khăn: Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, song nghề dệt khăn vẫn duy trì và phát triển tốt. Hiện toàn tỉnh có gần 5.000 máy dệt, chủ yếu tập trung ở Hưng Hà, mỗi năm sản xuất hàng trăm triệu khăn các loại, giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động. Nhiều doanh nghiệp dệt đã phát triển mạnh, chuyển vào các khu, cụm công nghiệp và đầu tư máy dệt hiện đại đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu đồng thời làm đầu mối cho làng nghề phát triển thông qua việc tổ chức phát triển máy dệt và mở rộng thị trường.
Nghề dệt chiếu cói: tập trung ở các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng. Mỗi năm sản xuất khoảng 20 triệu lá chiếu các loại, sản phẩm được tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu sang một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia... Trước đây, nghề dệt chiếu cói chủ yếu dệt bằng tay. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đưa máy dệt chiếu của Trung Quốc vào thay thế lao động thủ công và nâng cao năng suất lao động, điển hình như: Doanh nghiệp chiếu cói Xuân Hòa, Doanh nghiệp chiếu cói Minh Quang, Doanh nghiệp chiếu cói Thanh Long, Công ty TNHH Anh Thơ...
Nghề mây tre đan xuất khẩu: Trước đây nghề mây tre đan phát triển mạnh và có ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Từ năm 2008 đến nay, do thiếu nguồn nguyên liệu, giá nguyên liệu, tiền gia công tăng, trong khi giá xuất hàng tăng không đáng kể nên các doanh nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng móc sợi, bẹ chuối, bèo tây, đệm cói, kết hợp mây tre với vật liệu tết bện.
Nghề gỗ mỹ nghệ: Những năm gần đây mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ trong tỉnh được khôi phục và phát triển như: làng Vế, làng Riệc, xã Canh Tân (Hưng Hà), Nguyên Xá (Vũ Thư), An Đồng (Quỳnh Phụ), thị trấn Đông Hưng... Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ đã đạt trình độ kỹ thuật tinh xảo, tương đương với sản phẩm của La Xuyên (
Ngoài các nghề chủ yếu trên, Thái Bình còn một số nghề khác như: cơ khí, dệt bao tải đay, đệm cói, thảm chùi chân, chế biến thủy hải sản, chế biến lương thực thực phẩm... vẫn được duy trì đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Một số nghề mới du nhập vào tỉnh thời gian qua cũng có chiều hướng phát triển và dần đi vào ổn định như: nghề đan móc sợi, làm hương, vàng mã cho Đài Loan, đan lưới, dệt chiếu nilon...
Nghề và làng nghề không ngừng phát triển đã làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thái Bình thay đổi theo hướng tích cực. Diện mạo nông thôn từng bước thay đổi, hệ thống kết cấu hạ tầng không ngừng được hoàn thiện. Ở nhiều vùng nông thôn, xuất hiện các cụm làng nghề, các thị tứ, thị trấn, xóa dần cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Nhờ có thu nhập cao, các làng nghề đã đầu tư xây dựng được nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Các công trình chung của xã như: điện, đường, trường, học, trạm xá, trụ sở UBND đều khang trang hơn, trong đó có sự đóng góp chung sức ủng hộ chương trình xây dựng nông thôn mới của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề.
Cùng với kết cấu hạ tầng, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ở các làng nghề phát triển mạnh không có hộ thuộc diện đói nghèo, tỷ lệ hộ có nhà kiên cố cao tầng, có đồ dùng và các phương tiện sinh hoạt đắt tiền ngày càng gia tăng. Các làng nghề ở nông thôn phát triển còn góp phần xóa bỏ các tập tục lạc hậu, lối làm ăn nhỏ còn tồn đọng ở nông thôn tạo ra nếp nghĩ, cách làm ăn mới theo tác phong của nền sản xuất công nghiệp, mở rộng giao lưu hàng hóa. Trong các làng nghề các tệ nạn xã hội cũng giảm đáng kể.
Nguồn: Sở Công Thương Thái Bình.
Đồng chí Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Thái Bình là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Sự duy trì và phát triển của các làng nghề ở Thái Bình trong nhiều năm qua đã góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị của làng nghề truyền thống Việt Nam; tạo sự thay đổi trong đời sống của người dân khu vực nông thôn, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, trong các làng nghề ở Thái Bình hiện nay, có nhiều nghệ nhân cấp quốc gia, người làm nghề lâu năm có kinh nghiệm. Đây là những người thổi hồn và giữ lửa, đóng góp lớn trong sự phát triển của các làng nghề truyền thống. Vì vậy, tỉnh Thái Bình cần có nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ đội ngũ này thực hiện công tác đào tạo, dạy và truyền nghề.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Ngoan, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ nghệ kim hoàn chạm bạc Đồng Xâm Trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm khôi phục và phát triển nghề và làng nghề, trong đó quan tâm tổ chức thành lập các hội nghề nghiệp trong làng nghề. Không chỉ là nơi gắn kết và tập hợp những người làm nghề, các hội nghề nghiệp trong làng nghề còn thực hiện quảng bá, bảo vệ quyền hợp pháp cho các sản phẩm của làng nghề, tích cực đào tạo, dạy nghề...
Bà Nguyễn Thị Ngắn, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Tây An, xã Tây An, huyện Tiền Hải Các doanh nghiệp trong làng nghề hiện là nơi cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho những người làm nghề, qua đó giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động nông thôn, giúp họ có thêm thu nhập nâng cao cuộc sống gia đình. Thực tế cho thấy, làng nghề nào có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả thì ở nơi đó hoạt động sản xuất nghề cũng phát triển. Vì vậy, để làng nghề duy trì và phát triển ổn định thì việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp là hết sức quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Chi cục Hải quan Thái Bình và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh vì sự phát triển của doanh nghiệp 24.12.2024 | 18:30 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
Xem tin theo ngày
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng