Thứ 2, 29/07/2024, 19:16[GMT+7]

Cách làm ăn mới của một người nông dân

Thứ 4, 22/06/2011 | 08:17:46
1,731 lượt xem
Nếu ai có dịp rẽ qua thôn Cầu Nhân, xã Đông Hòa, Thành phố Thái Bình sẽ thấy được cách làm ăn đầy sáng tạo của vợ chồng anh Vũ Duy Hân. Anh chị đã mạnh dạn chuyển đổi từ canh tác cây lúa sang làm nghề thủ công có hiệu quả kinh tế cao.

Làng vườn hoa Đông Hòa - Thành Phố. Ảnh: Minh Đức

Xuất thân từ người lính, rời quân ngũ trở về địa phương, năm 2005, anh Hân đã nắm bắt được cách làm ăn mới. Anh bàn với vợ đưa diện tích cấy lúa ruộng cơ bản của gia đình mình ven đường trên 1.000m2 thành nhà xưởng. Anh đầu tư máy móc tuyển chọn công nhân tiến hành dệt mành đay xuất khẩu.

 

Những ngày đầu thành lập doanh nghiệp anh gặp muôn vàn khó khăn, như thiếu vốn, thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu máy móc, kinh nghiệm quản lý còn non. Nhưng với tinh thần quyết tâm cao anh đã đi học hỏi bạn bè và liên kết với các nhà máy dệt để có nguyên liệu sản xuất, đồng thời hợp đồng thu hút người lao động nông nhàn làng nghề quê hương anh đưa vào doanh nghiệp.

 

Qua 5 năm phấn đấu và trưởng thành lại được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, doanh nghiệp dệt may “Trường Sơn” do anh Vũ Duy Hân làm giám đốc hiện nay đã có một cơ ngơi khang trang rộng rãi với tài sản máy móc thiết bị hiện đại, giá trị tài sản lên tới hàng trăm tỷ đồng. Đây là cách làm ăn đầy sáng tạo của người lính, anh là nông dân thực thụ, anh muốn đưa đời sống người dân quê anh ngày một khá giả, đó là một tâm huyết của người lính hôm nay.

 

Điều nổi bật mà doanh nghiệp anh đã thực hiện được đó là sản phẩm của doanh nghiệp anh đã xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông đem về giá trị kinh tế cao. Đặc biệt doanh nghiệp anh đã thu hút hàng trăm lao động nông nhàn và các con em gia đình chính sách chưa có nghề nghiệp ở nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Giờ đây doanh nghiệp của anh Hân lại hợp đồng liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để giao sản phẩm tại Việt Namon> bớt một phần khó khăn phải giao hàng ở nước ngoài.

 

Đi thăm xưởng sản xuất của anh, tôi thấy dây chuyền máy móc rất hiện đại. Khu dệt mành đay từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khi sản phẩm đầu ra. Khu gia công quần áo, chỗ kiểm tra chất lượng sản phẩm đến khâu đóng gói niêm phong, dán mác, chỗ nào công nhân cũng hối hả hăng say làm việc. Anh Hân cho biết: Năm 2010, Doanh nghiệp anh đã đạt doanh thu hàng  tỷ đồng và đã nộp ngân sách cho nhà nước đầy đủ, được UBND tỉnh tặng bằng khen doanh nghiệp làng nghề giỏi.

 

Rời khỏi doanh nghiệp của anh Hân, đi sâu vào thôn Hiệp Trung xã Đông Hòa, tôi lại thấy người dân ở đây đang xây dựng đường làng ngõ xóm. Người tôi gặp đầu tiên là đồng chí Nguyễn Văn Ngọc – Bí thư chi bộ thôn Hiệp Trung (làm trưởng ban) và đồng chí Nguyễn Duy Hùng (làm phó ban) xây dựng đường làng. Các anh cho biết người dân nơi đây đang phấn đấu xây dựng đường làng to đẹp, họ đã hiến đất, tiền của công sức để có con đường bê tông rộng 3m, dài tới 2.000 m với sự đóng góp tài trợ đầy tâm huyết đối với xóm làng như anh Nguyễn Văn Dũng và anh Nguyễn Văn Hoài (con cụ Rục) tài trợ 200.000.000đ và biết bao gia đình khác hiến đất nhà mình để có con đường làng thẳng đẹp.

 

Người dân nơi đây đã bỏ ra hàng nghìn ngày công để bê tông hóa đường làng. Người tài trợ lớn thứ hai là ông Phạm Văn Nhuận (xóm 19) đứng ra tài trợ cho đường làng 70.000.000 đ cùng bà con chung tay, góp sức xây dựng. Cả xã Đông Hòa như một công trường lớn đang hối hả thi đua xây dựng đường làng. Về Đông Hòa hôm nay đường bê tông rộng mở, thẳng đẹp khắp tới các xóm thôn.

 

Chúng tôi thiết nghĩ đây là mô hình mới cần được nhân rộng khắp làng quê trong tỉnh.

                             Bùi Minh Khang

(Đông Dương – Đông Hưng)

  • Từ khóa