Vũ Bình: Tận dụng lợi thế đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản
Ông Phan Tiến Chinh, Chủ tịch UBND xã Vũ Bình cho biết: Phát huy lợi thế là xã ven sông Hồng có nguồn nước tự nhiên và truyền thống NTTS, từ bao đời nay người dân địa phương đã sản xuất cá giống, nuôi cá thương phẩm, coi đây là nguồn thu nhập chính của gia đình. Cá giống được người dân lấy từ các nơi về nuôi và bán ra thị trường theo từng loại kích cỡ cá khác nhau đáp ứng nhu cầu khách hàng. Toàn xã hiện có 49ha ao, đầm nuôi cá, trong đó thôn Nguyệt Lâm có khoảng 300 hộ NTTS, hầu như nhà nào trong thôn cũng có ao nuôi cá giống, cá thương phẩm để bán. Cả thôn có hàng chục xe ô tô trọng tải từ 7 tạ đến 2 tấn hàng ngày chở cá đi các nơi bán tạo nên bức tranh quê sống động. Ngoài ra, người dân nơi đây còn nuôi cá chép đỏ để phục vụ tết ông Công, ông Táo, xuất bán mỗi năm hàng chục tấn.
Để phát triển NTTS, Vũ Bình đã quy hoạch vùng chuyên canh và vùng chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi cá ao bán nổi, phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông. Nhờ đó không chỉ góp phần giảm diện tích ruộng bỏ hoang mà còn đưa giá trị sản xuất đạt từ 120 - 150 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với cấy lúa, nâng thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 55 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 2,86%.
Là một trong những người tiên phong làm cá giống và nuôi cá trong ao bán nổi sớm nhất ở Vũ Bình, ông Phan Văn Chỉ cho biết: Trước đây tôi chuyên nuôi và bán cá giống nhưng sau khi học tập mô hình nuôi cá trong ao bán nổi ở Hải Dương năm 2013 tôi bắt đầu làm khép kín, từ cá giống đến cá thương phẩm trong ao bán nổi. Từ 3 mẫu ruộng trũng bị bỏ hoang tôi đã đầu tư 500 triệu đồng để bồi đắp thành 4 ao cá bán nổi. Lợi nhuận thu được từ vùng đất đó tôi nuôi 2 con học đại học, cuộc sống vợ chồng ngày càng khá giả. Cả quá trình làm như vậy nhưng chưa bao giờ tôi thua lỗ, bình quân mỗi năm tôi bán 15 tấn cá, trừ chi phí thu về hơn 200 triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Văn Phương, thôn Mộ Đạo 3 cho biết: Năm 2017 tôi bắt đầu nuôi cá trong ao bán nổi, trong đó có 1 ao cá thương phẩm, 6 ao nuôi cá giống. Tôi nhập cá bột với nhiều loại kích cỡ khác nhau về nuôi và bán tùy theo nhu cầu của khách hàng. Bình quân mỗi năm tôi bán trên 12 tấn cá thương phẩm và hơn 15 tấn cá giống, thu về 500 triệu đồng/năm. Nhiều thời điểm giá cao 7 ao cá đều được bán hết một lúc, đó chính là lúc tôi thắng lợi nhất, lợi nhuận cao nhất. Sắp tới tôi sẽ đưa ra thị trường 3 tấn cá chép đỏ để phục vụ thị trường tết ông Công, ông Táo.
Không chỉ thu nhập cao từ mô hình nuôi cá trong ao bán nổi mà nuôi cá lồng trên sông cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Phan Tiến Hùng, chủ mô hình nuôi cá lồng trên sông cho biết: Năm 2015, tôi bắt đầu làm mô hình này, tuy nhiên để tạo ra sự riêng biệt tôi đã đầu tư nuôi các loại cá đặc sản như chép giòn, trắm giòn, cá lăng, rô phi. Với 10 lồng cá trên sông và hơn 1ha ao bán nổi, bình quân mỗi năm tôi bán 100 tấn cá các loại, sau khi trừ chi phí thu lãi 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, nuôi ở trên sông gặp nhiều rủi ro, nhất là trong mùa mưa bão. Ngay năm đầu tiên thực hiện mô hình này do gặp bão lớn nên toàn bộ số lồng cá trên sông đều bị bão đánh hỏng, tài sản bị cuốn ra sông. May mắn là từ đó tới nay tôi chưa thiệt hại thêm lần nào. Để cá đạt tiêu chuẩn chất lượng tôi cho cá ăn đỗ tương nhập khẩu, bình quân mỗi năm chi phí thức ăn cho cá khoảng 5 tỷ đồng. Vì thế càng nuôi lâu năm cá càng ngon, thịt sẽ dai, giòn, thơm hơn cá ít năm, giá bán cũng cao hơn. Hiện nay toàn bộ số cá trong lồng thấp nhất cũng đạt 3kg/con, con to nhất đạt 15kg, giá bán cá cũng đắt theo cân nặng.
Thời gian tới, Vũ Bình tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cá trong ao bán nổi. Tuyên truyền các hộ dồn đổi diện tích trong vùng quy hoạch để liên kết trong sản xuất tạo ra vùng NTTS hàng hóa quy mô lớn; đồng thời, khuyến khích các hộ đầu tư cải tạo ao, đầm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và nâng cao thu nhập.
Bể chứa cá chép giòn nặng hơn 7kg/con của ông Phan Tiến Hùng, xã Vũ Bình.
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
Xem tin theo ngày
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh