Tiền Hải: Nuôi tôm công nghệ cao giúp nông dân làm giàu
Cũng như nhiều nông dân khác ở xã Nam Thắng, ông Đào Xuân Tứ gắn bó với nuôi tôm thẻ theo phương thức truyền thống nhiều năm nhưng hiệu quả lại không như mong đợi, tôm cứ được một vụ thì đến vụ thứ hai dịch bệnh làm thiệt hại lớn. Trước thực tế đó, ông Tứ băn khoăn, trăn trở để tìm ra cách thức nuôi mới. Thế rồi, cái duyên nuôi tôm công nghệ cao đến với ông cũng thật tình cờ. Đầu năm 2019, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam về Thái Bình tổ chức hội thảo nuôi tôm công nghệ cao, ông Tứ đã được tham gia trong buổi hội thảo đó. Tại hội thảo, ông Tứ nhận thấy mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở nhiều địa phương áp dụng đã mang lại hiệu quả tốt, có tương lai khi triển khai tại địa phương mình. Sau hội thảo, ông liên hệ với cán bộ của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam nhờ hỗ trợ và triển khai làm mô hình nuôi tôm thẻ công nghệ cao. May mắn ông Tứ đã được Công ty cử cán bộ chuyên môn về hướng dẫn, giúp đỡ triển khai thực hiện các bước để nuôi tôm. Hình thức nuôi tôm được ông Tứ lựa chọn xây dựng các bể nổi tròn. Đặc điểm của mô hình bể nổi tròn này là nuôi tôm nổi hẳn trên đất, dùng bạt dày chịu lực bao quanh, các ống thép thiết kế theo hình tròn. Nuôi tôm trong bể tròn không những ít dịch bệnh mà con giống còn rất khỏe mạnh nếu thả mật độ 300 con/m2. Ngoài ra, chất thải từ ao được lắng lọc kỹ, thu gom thường xuyên.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của ông Đào Xuân Tứ, xã Nam Thắng, huyện Tiền Hải.
Trên diện tích 1.700m2, ông Tứ làm 2 bể, mỗi bể 500m2, diện tích còn lại làm 2 bể ương tôm trước khoảng 20 ngày ổn định khỏe mạnh mới đưa xuống nuôi trong bể tròn. Việc này bảo đảm cho tôm quen với môi trường mới. Tổng tiền đầu tư cho việc xây dựng ao nuôi ban đầu hết 1 tỷ đồng. Nuôi tôm công nghệ cao tại mô hình của ông Tứ nhiều năm qua đã cho hiệu quả kinh tế cao. Vụ xuân hè 2023, ông Tứ thả 33 vạn tôm giống, sau khi thu hoạch tôm lợi nhuận đạt 300 triệu đồng.
Còn đối với diện tích nuôi thủy sản của ông Hoàng Văn Rinh, xã Nam Thịnh, năm 2020 gia đình ông đã đầu tư kinh phí xây dựng 1ha nuôi tôm công nghệ cao theo mô hình bể nổi. Ông Rinh chia sẻ: Việc nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao trong bể nổi rất thuận lợi trong việc chăm sóc, quản lý tôm nuôi, chủ động kiểm soát các yếu tố môi trường bể nuôi luôn duy trì ổn định, dễ thu gom chất thải. Mô hình này còn giảm nhiều rủi ro khi xảy ra dịch bệnh từ vùng nuôi xung quanh. Nếu khai thác tốt sẽ giúp tăng năng suất tôm và tăng số vụ nuôi/năm. Để có được hiệu quả trong nuôi tôm công nghệ cao phải quy hoạch vùng nuôi tốt, con giống phải sạch bệnh, nguồn nước bảo đảm được xử lý đúng quy trình. Ngoài ra, nuôi tôm trong bể nổi có rất nhiều lợi ích như ngăn chặn cua, còng, chim không xâm phạm mang mầm bệnh vào diện tích nuôi. Từ khi áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao, tôi đã duy trì ổn định 3 vụ/năm mang lại thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiền Hải cho biết: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở Tiền Hải những năm qua đã cho kết quả khả quan, từng bước thích ứng với sự biến đổi của khí hậu, kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ thành công cao. Áp dụng công nghệ cao tôm nuôi được quây kín trong các nhà bạt, bảo đảm an toàn về dịch bệnh, hạn chế tác động của thời tiết, nhất là những đợt rét đậm, rét hại. Và ưu điểm vượt trội so với nuôi tôm truyền thống là khi thời tiết thay đổi bất lợi, mưa lớn, ao nuôi không bị phân tầng nước, không làm tôm sốc nhiệt gây chết hàng loạt. Mô hình này không chỉ giúp nông dân quản lý được thức ăn, tỷ lệ sống của tôm từng giai đoạn mà còn giúp quản lý dịch bệnh. Đến nay, Tiền Hải phát triển trên 100ha nuôi tôm công nghệ cao ở 7 xã ven biển, năng suất đạt từ 30 - 40 tấn/ha, mang lại hiệu quả kinh tế gấp 3 - 5 lần so với nuôi truyền thống.
Thúc đẩy phát triển nuôi tôm công nghệ cao cũng là giải pháp thiết thực giúp nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Thời gian tới, huyện Tiền Hải chú trọng việc quy hoạch các vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, thu hút các tổ chức, cá nhân có năng lực về tài chính vào đầu tư. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tái cơ cấu lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, góp phần thực hiện thành công phát triển lĩnh vực thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn huyện.
Mạnh Thắng
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng