Hiệu quả mô hình nuôi chạch sụn ở Trọng Quan
Trên diện tích 8.000m2 chuyển đổi từ đất nông nghiệp, những năm trước gia đình ông Thuật chủ yếu nuôi cá truyền thống, hiệu quả kinh tế không cao. Đến năm 2021, ông thử nuôi cá Koi nhưng thị trường tiêu thụ không ổn định. Trong chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế ở Nam Định, ông thấy có nhiều hộ nuôi thành công chạch sụn. Đồng thời, nắm bắt được nhu cầu người tiêu dùng có xu thế ưa chuộng loài thủy sản này, đầu năm 2022 ông quyết định nuôi thử. Quá trình theo dõi, ông thấy chạch sụn có nhiều ưu điểm như chu kỳ nuôi ngắn, khoảng 3,5 - 4 tháng/lứa; là loài ít bị bệnh, thịt thơm ngon, mềm hơn so với chạch ta, thị trường tiêu thụ thuận lợi. Sau gần 4 tháng nuôi thử thành công, ông bắt đầu đầu tư trên toàn bộ diện tích 8.000m2 với 4 ao nuôi. Sau hơn một năm, ông thu hoạch hơn 10 tấn chạch, trừ chi phí thu lãi hơn 160 triệu đồng.
Ông Thuật cho biết: Nuôi chạch sụn cũng nhàn, loài này có đặc tính ăn nổi, phàm ăn nên thức ăn cần bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng. Chỉ cần cho ăn 2 lần/ngày vào thời gian nhất định, bảo đảm chúng ăn hết lượng thức ăn, tránh dư thừa làm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Quá trình nuôi cần chú ý nguồn nước trong ao luôn sạch và lượng nước đủ lớn, định kỳ thay nước ao nuôi sẽ bảo đảm chạch sinh trưởng và phát triển tốt... Thời gian tới tôi tiếp tục duy trì quy mô nuôi chạch sụn hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng khu ao nuôi chạch giống để chủ động nguồn giống phục vụ gia đình và cung ứng cho thị trường.
Ông Dương Văn Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trọng Quan cho biết: Mô hình nuôi chạch sụn của ông Trần Văn Thuật là mô hình mới, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao, Hội sẽ tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về hiệu quả của mô hình, đồng thời tổ chức cho hội viên, nông dân có nhu cầu tham quan, học tập kinh nghiệm để áp dụng làm theo...
Từ hiệu quả nuôi chạch sụn của ông Thuật đã mở ra hướng phát triển đối tượng nuôi mới cho các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn xã Trọng Quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương.
Lại Phượng
(Hội Nông dân tỉnh)
Tin cùng chuyên mục
- Làng hoa cây cảnh Quỳnh Hồng tất bật vào tết 30.12.2024 | 16:03 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024