Làm giàu trên đồng đất trũng
Hiệu quả trồng khoai tây từ chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả của anh Bùi Văn Thiện, xã Dương Hồng Thủy.
Từ vùng đất úng trũng cấy lúa kém hiệu quả, ông Phạm Đình Quân, thôn Vị Dương Đoài đã chuyển đổi thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp. Dẫn chúng tôi tham quan khu nuôi cá rộng gần 5.000m2, ông Quân cho biết: Khi UBND xã có chủ trương khuyến khích, vận động bà con nhân dân chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển mô hình kinh tế trang trại, tôi đã bàn bạc với gia đình đấu thầu diện tích đất ruộng úng trũng để nuôi cá trắm đen. Vốn quen cấy lúa, hoa màu, nay chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, lại thiếu kinh nghiệm, kiến thức nên công việc gặp không ít trở ngại. Lúc đó, nhiều người cho rằng tôi quá liều khi vay tiền đầu tư vào khu đất mà lâu nay người dân bỏ không. Nhưng với niềm tin và sự ủng hộ của gia đình và bạn bè, tôi đã bắt tay vào cải tạo, quy hoạch ao nuôi. Để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm, tôi thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của hội nông dân các cấp; tích cực tìm hiểu và học tập kinh nghiệm mô hình nuôi cá trắm đen hiệu quả. Lúc đầu, tôi cũng hơi ngạc nhiên, bởi cá trắm đen ngoài tự nhiên chủ yếu ăn các loại ốc, cỏ, nay lại cho cá ăn thức ăn công nghiệp. Nhưng sau một thời gian nuôi, tôi thấy cá phát triển tốt, không bị bệnh, cho hiệu quả kinh tế cao. Để nuôi cá trắm đen đạt hiệu quả, tôi mua cá giống ở cơ sở sản xuất con giống có uy tín; định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học và vôi bột khử trùng nguồn nước, xay tỏi và gừng ủ lên men trộn với cám để phòng bệnh đường ruột và kích thích tăng trưởng. Do có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định nên tôi yên tâm đầu tư sản xuất. Tận dụng nguồn thức ăn giá rẻ từ don biển, hiện tôi duy trì nuôi 2 ao cá trắm đen thương phẩm và 1 ao cá giống. Tôi cung cấp ra thị trường khoảng 17 tấn cá/ năm, giá bán từ 60.000 - 80.000 đồng/kg, tùy vào từng thời điểm. Tổng doanh thu từ nuôi cá trắm đen đạt hơn 1 tỷ đồng/năm, thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Cũng trên vùng đất cấy lúa kém hiệu quả của xã Dương Hồng Thủy, hơn 10 năm trước anh Nguyễn Đức Tính, thôn Kiên Thắng đã mạnh dạn nhận vùng đất úng trũng để phát triển mô hình kinh tế trang trại. Anh Tính tâm sự: Tôi đã cải tạo, quy hoạch gần 4.000m2 xây dựng chuồng trại nuôi gà, đào ao thả cá kết hợp chăn nuôi vịt, ngan. Trong đó, khu chuồng trại nuôi gà với diện tích 1.500m2. Diện tích còn lại, tôi đào 2 ao thả cá trắm, trôi, chép. Quanh bờ ao, tôi trồng xen các cây ăn quả, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa tăng thêm thu nhập. Mỗi năm trang trại xuất bán 2.500 - 3.000 con gà, hơn 3.500 con vịt, ngan và 3 - 4 tấn cá. Ngoài mô hình kinh tế trang trại, tôi còn nhận 5 mẫu ruộng của bà con trong xã cấy các giống lúa có giá trị kinh tế và năng suất cao như TBR225, VN20. Sản xuất nông nghiệp có yếu tố rủi ro cao vì phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, tình hình dịch bệnh, giá cả thị trường, vật tư... Muốn thành công không thể áp dụng theo những phương pháp, kinh nghiệm truyền thống mà đòi hỏi phải không ngừng học tập, cập nhật kiến thức khoa học để áp dụng vào quá trình sản xuất, chăn nuôi. Vì vậy, tôi luôn quan tâm, tìm hiểu kiến thức, kinh nghiệm, các phương pháp khoa học kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi. Trung bình mỗi năm, mô hình kinh tế trang trại của tôi trừ chi phí thu lãi hơn 300 triệu đồng.
Anh Nguyễn Đức Tính, xã Dương Hồng Thủy chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại.
Chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, phát triển mô hình kinh tế gia trại, trang trại đã hình thành tư duy cho người dân sản xuất nông nghiệp tập trung, hàng hóa. Ông Phạm Anh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Hồng Thủy cho biết: Thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình kinh tế trang trại và nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao, xã đã chuyển đổi được 100ha. Đã có rất nhiều mô hình thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm trở lên, như mô hình nuôi cá trắm đen thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm của anh Nguyễn Hữu Hồng, thôn Đoàn Kết; mô hình kinh tế trang trại thu nhập hơn 350 triệu đồng/năm của anh Trần Văn Chung, thôn Minh Khai; mô hình kinh tế gia trại thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm của anh Vũ Văn Tuấn, thôn Minh Khai... Các mô hình này không chỉ giúp các hộ có kinh tế khá giả mà còn góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người đạt 72 triệu đồng/năm. Đặc biệt, các hộ trong vùng chuyển đổi bước đầu đã có sự hợp tác, học hỏi, liên kết nhau trong tổ chức thực hiện một số khâu như: cung cấp giống, nước tưới tiêu, thu hoạch. Năm 2025, địa phương cùng các cấp, các ngành đầu tư cơ sở hạ tầng phát huy hiệu quả vùng chuyển đổi; vận động các hộ vùng chuyển đổi tham gia tổ hợp tác “nuôi trồng thủy sản nước ngọt bảo đảm vệ sinh môi trường” và tổ liên kết “chăn nuôi gia súc, gia cầm”; sản xuất sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia xây dựng sản phẩm OCOP của địa phương.
Nguyễn Thắm
Tin cùng chuyên mục
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
-
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử
- Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
- Công an tỉnh Thái Bình giành giải nhất toàn đoàn hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vòng 2 - khu vực II
- Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua quyết định khuyến nghị vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn
- UNESCO phê duyệt khuyến nghị kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn
- Thái Bình giới thiệu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn và các tiềm năng hợp tác tại Pháp