Hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao
Trước đây, giống như nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trong xã, gia đình anh Nguyễn Xuân Sứ, thôn Bích Du, xã Thái Thượng (Thái Thụy) thực hiện nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh với 1 vụ/năm, sau đó thu hoạch và thực hiện nuôi xen kẽ với các loại đối tượng thủy sản khác. Việc nuôi tôm quảng canh phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, gia đình cũng ít đầu tư, quan tâm đến việc nuôi thả nên hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, hơn 3 năm trở lại đây, anh Xứ đã mạnh dạn đầu tư hơn 2 tỷ đồng để xây dựng ao nuôi, mua sắm trang thiết bị, máy móc và áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức công nghệ cao trong nhà bạt với diện tích 1,5ha.
Anh Nguyễn Xuân Sứ cho biết: Nuôi tôm thâm canh công nghệ mới, mật độ thả nuôi cao (từ 100 - 300 con/m2), một năm nuôi từ 3 - 4 vụ, chủ động kiểm soát các yếu tố môi trường, ít phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ nuôi. Năng suất trung bình từ 10 - 15 tấn/ha/vụ, cao gấp 10 - 15 lần so với nuôi theo hình thức bán thâm canh; doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng/ha/năm.
Không riêng gia đình anh Nguyễn Xuân Sứ, ở xã Thái Thượng có 18 hộ áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà bạt với tổng diện tích hơn 30ha. Thái Thượng trở thành “thủ phủ” nuôi tôm công nghệ cao của huyện Thái Thụy. Năm 2018, tổng sản lượng tôm nuôi công nghệ cao trong nhà bạt của toàn xã dự kiến đạt 180 tấn, cho giá trị gần 30 tỷ đồng.
Những năm gần đây, nhờ có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, người dân ở các xã Thái Thượng, Thụy Trường, Thụy Hà, Thụy Xuân, Thái Đô… huyện Thái Thụy chuyển từ nuôi tôm thẻ quảng canh sang thâm canh và ứng dụng nuôi tôm công nghệ cao trong nhà bạt. Đến nay, toàn huyện có 45/58ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức công nghệ cao nuôi từ 3 - 5 vụ/năm. Với năng suất trung bình đạt từ 6 - 8 tấn/ha/vụ, cá biệt có hộ đạt từ 12 - 14 tấn/ha/vụ, lợi nhuận đạt từ 600 - 800 triệu đồng/ha/vụ.
Nông dân xã Thái Thượng (Thái Thụy) nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà bạt.
Hiện nay, nghề nuôi tôm thẻ nước lợ đang được nông dân các huyện: Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương phát triển mạnh. Toàn tỉnh hiện có 370ha nuôi tôm thẻ, tăng 119ha so với năm 2017. Nông dân chủ yếu nuôi theo 2 hình thức: nuôi tôm thâm canh theo quy trình 2 giai đoạn bán khép kín; nuôi tôm thâm canh công nghệ mới với công nghệ biofloc, vi sinh, tuần hoàn ít thay nước, nuôi tôm qua đông trong nhà kính. Cùng với đầu tư các loại máy móc, thiết bị phụ trợ như máy cho ăn, sục khí, quạt nước, dụng cụ quản lý môi trường... người nuôi tôm còn thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh nên tỷ lệ nuôi thành công cao.
9 tháng đầu năm nay, bà con đã nuôi thả gần 500 triệu con giống tôm thẻ, sản lượng thu hoạch đạt 1.340 tấn cho giá trị 102,2 tỷ đồng, tăng 37,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017. Theo kế hoạch phấn đấu, năm 2018 sản lượng nuôi tôm thẻ đạt 1.700 tấn, giá trị sản xuất đạt 129,7 tỷ đồng.
Ông Hoàng Minh Giang, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Thời gian qua, đơn vị phối hợp với các ngành, đơn vị chức năng và các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng giống, vật tư thủy sản; công tác quan trắc môi trường, phòng, chống dịch bệnh cho các loại thủy sản nói chung, trong đó có tôm thẻ. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản đã tổ chức mở 3 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, 2 cuộc hội thảo đầu bờ về nuôi tôm nước lợ cho 240 lượt nông dân; xây dựng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao để nông dân học hỏi và nhân ra diện rộng góp phần giúp bà con yên tâm đầu tư và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Để mở rộng diện tích nuôi tôm nước lợ một cách bền vững, Thái Bình đã ban hành đề án phát triển nuôi tôm nước lợ giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Cùng với mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ nước lợ theo quy hoạch, tỉnh chủ trương giảm dần diện tích nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến hiệu quả thấp (0,2 - 0,3 tấn/ha/năm) chuyển sang nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, nuôi công nghệ cao năng suất trên 30 tấn/ha/năm; duy trì diện tích nuôi tôm sinh thái, nuôi xen ghép với các đối tượng thủy sản khác có giá trị kinh tế để hạn chế ô nhiễm môi trường và dịch bệnh.
Khắc Duẩn - Trần Tuấn
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng