Việt Nam đứng đầu trong số 4 nền xuất khẩu hiếm hoi vượt đại dịch
Việt Nam là quốc gia có xuất khẩu tăng 10,9% trong quý III so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh họa: Dân trí)
Nghiên cứu mới của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (Unctad) đã đánh giá tác động phân cực mà đại dịch COVID-19 gây ra đối với sự phục hồi thương mại toàn cầu và đưa ra nhận định trên.
Theo đó, Việt Nam là quốc gia có xuất khẩu tăng 10,9% trong quý III so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới.
Ngoài Việt Nam, báo cáo của Unctad cũng cho thấy Trung Quốc đại lục, Đài Loan cũng là những nền kinh tế thương mại phục hồi mạnh mẽ, đều tăng trưởng mạnh trong quý III. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng 8,8% trong quý III/2020, dù là nơi đầu tiên ghi nhận dịch bệnh bùng phát. Ở Đài Loan, xuất khẩu tăng 6,4% trong quý III so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng chú ý, 3 quốc gia và vùng lãnh thổ này đều nằm trong số những nền kinh tế hiếm hoi đã sớm kiểm soát được COVID-19. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia còn lại trong nhóm 4 quốc gia duy nhất cho thấy sự phục hồi xuất khẩu, mặc dù con số này chỉ là 0,7%.
Tăng trưởng của các nền kinh tế thương mại thế giới trong quý III/2020. (Ảnh: Unctad)
Trái lại, nhiều nền kinh tế lớn vẫn đang phải chứng kiến số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng, cản trở việc khởi động lại nền kinh tế thương mại. Điển hình, xuất khẩu từ Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn giảm từ 11,6 - 9,7% trong quý III/2020.
Các nhà kinh tế cũng nhận thấy sự khác biệt lớn giữa các quốc gia nghèo hơn và giàu hơn về khả năng phục hồi kinh tế, cũng như khả năng tiếp cận các mặt hàng y tế được trao đổi.
Trong khi xuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019 vào tháng 7/2020, con số này ở các quốc gia phát triển lên đến 22%. Điều này cho thấy bản chất cấu trúc của chuỗi giá trị, khi các quốc gia nghèo hơn thường sản xuất những thứ được tiêu thụ ở các quốc gia giàu hơn.
Mặc dù trong COVID-19, nền kinh tế thương mại của các quốc gia giàu có hơn còn tỏ ra chậm chạp, các nước này lại có khả năng tiếp cận mặt hàng y tế thiết yếu gấp "100 lần" các nước nghèo hơn, tính theo đầu người.
Các nhà phân tích của Unctad nói thêm rằng, sự mất cân bằng này sẽ cản trở sự phục hồi toàn cầu hậu đại dịch và đe dọa đến việc phân phối cân bằng các loại vaccine trong tương lai.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Các điểm bán hàng Việt tham gia bình ổn thị trường dịp tết 24.01.2025 | 15:24 PM
- Hoàn tất những khâu cuối cùng sẵn sàng khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024 25.11.2024 | 15:12 PM
- Chợ dân sinh - sinh kế của người dânKỳ 1: Chợ - không chỉ là nơi buôn bán 25.11.2024 | 09:39 AM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Khai mạc hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP; lễ hội bánh và ẩm thực huyện Vũ Thư năm 2024 12.10.2024 | 15:53 PM
- Tiêu hủy hàng vạn sản phẩm là hàng lậu, hàng giả 02.10.2024 | 15:45 PM
- 100% thiết bị mạng di động VinaPhone được khắc phục sau bão 11.09.2024 | 14:11 PM
- BNI Avenue - Chapter thứ hai tại Thái Bình chính thức ra mắt 03.08.2024 | 16:21 PM
- Phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ 26.07.2024 | 22:32 PM
- Rộn ràng phiên chợ sớm và duy nhất trong năm ở Vũ Thư 11.02.2024 | 22:11 PM
Xem tin theo ngày
-
Ra quân tháng thanh niên năm 2025
- Quyết tâm, hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh lần thứ nhất
- Công bố nghị quyết, quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công tác cán bộ
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 5 nghị quyết
- Bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội khóa XV
- Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị triển khai cuộc kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- UBND tỉnh làm việc với các nhà đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Kỳ họp bất thường lần thứ chín: Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng