Thứ 4, 24/07/2024, 02:18[GMT+7]

Thương mại Việt Nam - Ấn Độ tăng 20 lần

Thứ 6, 12/04/2013 | 16:44:29
587 lượt xem
Trong 10 năm qua, trao đổi thương mại của Việt Nam và Ấn Độ tăng 20 lần, trong đó lĩnh vực nông nghiệp chiếm 20%.

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang Ấn Độ.

Sáng 12/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tổ chức Hội thảo về đầu tư của Ấn Độ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.

Trong 10 năm qua, trao đổi thương mại của Việt Nam và Ấn Độ tăng 20 lần, trong đó lĩnh vực nông nghiệp chiếm 20%. Năm 2012, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt gần 4 tỷ USD và Chính phủ hai nước đặt ra mục tiêu đạt 7 tỷ USD trong năm 2015. Trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác chiến lược.

 

Ấn Độ đã giúp Việt Namon> đào tạo nhiều nhà khoa học và hỗ trợ thành lập Viện nghiên cứu lúa và Viện nghiên cứu trâu bò và thức ăn gia súc tại đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Nông nghiệp hai nước đã ký Hiệp định hợp tác trong vòng 3 năm. Hiện có 29 dự án đầu tư của Ấn Độ trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng số vốn hơn 270 triệu USD. Riêng Nhà máy cà phê hòa tan CCL của Ấn Độ đang xúc tiến nhanh để thành lập và xây dựng công ty chế biến cà phê ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk với tổng vốn 50 triệu USD.

 

Ông Trần Văn Công, Trưởng phòng Hội nhập, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp cũng như đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như: điều kiện tự nhiên thuận lợi; đội ngũ lao động lành nghề; môi trường chính trị ổn định; đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi trong lãi suất, tín dụng.

 

“Ấn Độ có ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tương đối cao. Các công nghệ chế biến của Ấn Độ phù hợp với Việt Namon> trong lĩnh vực nông nghiệp. Ấn Độ cũng là thị trường tiềm năng về máy móc phục vụ nông nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Namon> là nước sản xuất rất nhiều nông sản phù hợp để tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp Ấn Độ có thể tìm hiểu và khai thác lợi thế của hai bên để đẩu tư sản xuất”- ông Trần Văn Công nhấn mạnh.

Nguồn vov.vn

  • Từ khóa