Thứ 7, 23/11/2024, 16:05[GMT+7]

EU hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị cá tra bền vững ở Việt Nam

Thứ 3, 06/08/2013 | 08:39:00
597 lượt xem
Dự án có tổng giá trị gần 2,4 triệu euro, trong đó EU tài trợ gần 1,9 triệu euro thông qua Chương trình EU SWITCH-Asia.

Ảnh minh họa.

Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cùng các đối tác khác giới thiệu dự án mới mang tên “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam" (SUPA) tại TP HCM. 

 

Dự án có tổng giá trị gần 2,4 triệu euro, trong đó EU tài trợ gần 1,9 triệu euro thông qua Chương trình EU SWITCH-Asia. Cơ quan chủ trì thực hiện dự án là VNCPC cùng với các đối tác khác là VASEP, WWF - Việt Namon> và WWF- Austria.

 

Phát biểu về dự án, bà Berenice Muraille, Tham tán về Hợp tác Phát triển của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Namon> cho biết: "Dự án sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của cá tra Việt Namon> trên thị trường quốc tế. Thông qua dự án, EU sẽ hỗ trợ trực tiếp toàn bộ chuỗi cung ứng cá tra từ khâu ươm, sản xuất thức ăn nuôi và chế biến của Việt Nam đến các nhà xuất nhập khẩu và người tiêu dùng cuối cùng nói chung, trong đó có EU, hiện đang là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu cá tra Việt Nam".

 

Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm (từ 2013 - 2017), tập trung vào nâng cao năng lực, thúc đẩy việc sản xuất có trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động môi trường và giảm chi phí sản xuất thông qua áp dụng phương pháp luận Sử dụng tài nguyên có hiệu quả và Sản xuất sạch hơn (RE-CP), cải tiến sản phẩm và phát triển thị trường.

 

Dự án cũng giúp trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà sản xuất quy mô hộ gia đình áp dụng các tiêu chuẩn bền vững hiện hành như ASC, Global GAP… hướng tới sản xuất bền vững nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngành cá tra trên thị trường thế giới.

 

 PGS TS Trần Văn Nhân, Giám đốc VNCPC nhấn mạnh: “SUPA là một trong những dự án hỗ trợ ngành cá tra Việt Nam không những giúp tiếp cận và hỗ trợ theo chuỗi cung ứng mà còn áp dụng các cách thức vừa “ĐẨY” và “KÉO” cho các hoạt động sản xuất bền vững và thúc đẩy thị trường trong đó bao gồm cả việc chuyển các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn”.

 

Dự kiến vào cuối dự án, sẽ có ít nhất 70% các doanh nghiệp mục tiêu sản xuất và chế biến cá tra ở quy mô từ trung bình đến lớn, 30% các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và các trang trại nuôi quy mô nhỏ độc lập chủ động thực hiện phương pháp RE-CP. Thêm vào đó, sẽ có ít nhất 50% trong số các doanh nghiệp tham gia dự án sẽ được cung cấp các sản phẩm bền vững phù hợp các tiêu chuẩn như ASC cho thị trường châu Âu và các thị trường khác.

Nguồn vov.vn

  • Từ khóa