Thứ 6, 22/11/2024, 22:01[GMT+7]

Xuất khẩu thủy sản sang EU: Nhiều thách thức

Thứ 5, 19/09/2013 | 13:58:06
615 lượt xem
Từ 1/1/2014, EU vẫn cho phép Việt Nam hưởng GSP (hệ thống phổ cập thuế quan) đối với thủy sản. Như vậy, thủy sản Việt Nam tiếp tục duy trì lợi thế xuất khẩu vốn có, nhưng cũng đối diện với nhiều thách thức mới.

Xuất khẩu thủy sản vào EU sẽ đối diện với nhiều thách thức mới-Ảnh minh họa

Ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương cho biết, cùng với việc Liên minh chuâ Âu (EU) vẫn cho phép Việt Nam hưởng GSP, thì thị trường này cũng đồng thời cho phép Myanmar hưởng lại EBA (quy ước miễn thuế cho hàng hóa của Myanmar, trừ vũ khí, vào EU).

 

Việt Nam cần tranh thủ lợi thế là có thể sử dụng nguyên liệu từ Myanmar theo nguyên tắc cộng gộp xuất xứ cho khu vực ASEAN (các nước thuộc nhóm được tính cộng gộp xuất xứ với Việt Nam là Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines, Siangapore, Thái Lan).

 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp thủy sản trong nước cũng cho rằng thủy sản Việt Namon> cũng sẽ đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng thủy sản xuất khẩu vào EU từ Myanmaron>. Bởi, hiện Myanmaron> cũng có nhiều mặt hàng thủy sản tương đồng với Việt Namon> khi vào EU, lại được miễn trừ thuế, nên hàng Việt Namon> sẽ khó cạnh tranh.

 

Từ năm 2005, EU là thị trường trong top 3 của thủy sản Việt Namon> sau Nhật và Mỹ, chiếm tỷ trọng bình quân 15%/kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Từ năm 2007 - 2011, EU là thị trường số 1 của thủy sản Việt Namon>. Nhưng năm 2012, thị trường này đã tụt hạng xuống hàng thứ hai (sau Mỹ) với kim ngạch 1,135 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Liên minh châu Âu chỉ đạt 512 triệu USD, giảm 7,8% so cùng kỳ năm vừa qua.

 

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe cho biết,  nguyên nhân thủy sản vào EU giảm mạnh, ngoài lý do suy thoái kinh tế rộng khắp tại các nước trong khối, còn là do yêu cầu về tiêu chuẩn và chứng nhận chất lượng ngày càng khắt khe của thị trường này, cộng với tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam thiếu chiến lược tiếp thị bài bản và xây dựng thương hiệu cho thủy sản Việt Nam tại EU.

 

Theo ông Trần Ngọc Quân, thủy sản của Việt Namon> xuất khẩu vào thị trường EU, yêu cầu cần hàng đầu là chất lượng. Hàng năm, EU đều duyệt số lượng các doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản các nước này theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt EU Code. Các vấn đề doanh nghiệp thủy sản Việt Namon> hay gặp khi xuất khẩu vào EU là có dư lượng hóa chất bị cấm như kháng sinh; các vi sinh vật có hại (nhiễm khuẩn); gian lận C/O…

Nguồn chinhphu.vn

  • Từ khóa