Thứ 6, 22/11/2024, 21:48[GMT+7]

Thương mại Việt Nam – Pháp tăng trưởng với tốc độ cao

Thứ 5, 26/09/2013 | 08:33:45
544 lượt xem
Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2013, tổng trị giá trao đổi hàng hóa giữa 2 nước đạt gần 2 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó xuất khẩu đạt 1,27 tỷ USD (tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm 2012) và nhập khẩu đạt 0,68 tỷ USD (giảm mạnh 27,6% so với cùng kỳ năm 2012).

Giầy dép là một trong các mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp

Là một trong các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), Pháp là một trong những đối tác lớn trong quan hệ thương mại hàng hóa song phương đối với Việt Namon>. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong giai đoạn 2008 - 2012, trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Pháp tăng trưởng với tốc độ cao và khá ổn định.

 

Cụ thể, trong giai đoạn 2008-2012, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Namon> hầu hết đều ở trạng thái thặng dư trong quan hệ trao đổi hàng hóa với Pháp. Riêng trong năm 2009, do ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đi kèm với lượng hàng hóa xuất khẩu sang Pháp giảm mạnh khiến cán cân thương mại đổi chiều với mức thâm hụt nhẹ nghiêng về phía Việt Nam. 

 

Tuy nhiên, bước sang năm 2010, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh trở lại (tăng mạnh 35,6% so với năm 2009 và 13% so với năm 2008) giúp Việt Nam tiếp tục đạt được mức thặng dư 0,13 triệu USD trong trao đổi hàng hóa thương mại với quốc gia 65 triệu dân này.

 

Trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp đạt 2,16 tỷ USD, tăng mạnh hơn 30% so với năm 2011, đứng vị trí thứ 4 trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam ở châu Âu và đứng thứ 15 trong tổng số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

 

Một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp tăng là do một số mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh, dẫn đầu là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Trong năm 2011, trị giá xuất khẩu chỉ ở mức khiêm tốn thì đến năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đã lên đến con số 203 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với một năm trước đó. Các mặt hàng khác có giá trị xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2012 bao gồm: Điện thoại các loại và linh kiện (tăng 65%), cà phê (tăng 114%)…

 

Trong năm 2012, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chính sang Pháp vẫn không có nhiều thay đổi so với các năm trước đó. Dẫn đầu vẫn là các mặt hàng như: Điện thoại các loại và linh kiện, giày dép các loại, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện…

 

Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa từ Pháp theo thống kê của Tổng cục Hải quan trong năm 2012 là 1,6 tỷ USD, tăng 31,9% so với năm 2011. Các mặt hàng đứng đầu về mức tăng trưởng bao gồm: Sắt thép các loại (tăng 117%), phương tiện vận tải và phụ tùng khác (tăng 111,8%), sữa và sản phẩm từ sữa (tăng 107%)…

 

Các mặt hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu xuất xứ từ Pháp trong năm 2012 chủ yếu bao gồm: Phương tiện vận tải và phụ tùng khác đạt 652 triệu USD và chiếm 41,04% tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này; dược phẩm đạt 253 triệu USD và chiếm 16% tổng kim ngạch nhập khẩu; máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 179 triệu USD…

 

Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2013, tổng trị giá trao đổi hàng hóa giữa 2 nước đạt gần 2 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó xuất khẩu đạt 1,27 tỷ USD (tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm 2012) và nhập khẩu đạt 0,68 tỷ USD (giảm mạnh 27,6% so với cùng kỳ năm 2012).

 

Trong 8 tháng đầu năm 2013, máy vi tính, sản phẩm điện từ và linh kiện; giày dép các loại; điện thoại các loại và linh kiện… là những mặt hàng chủ yếu của Việt Namon> được xuất khẩu sang Pháp. Trong khi đó các mặt hàng được doanh nghiệp Việt Namon> nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu bao gồm dược phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; sản phẩm từ sắt thép…

 

Hiện tại, Pháp là thị trường cung cấp nguồn hàng nhập khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam lớn thứ 4 ở châu Âu và đứng thứ 20 trong tổng số các thị trường nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Pháp cũng là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 6 của các doanh nghiệp Việt Namon> trong số các thị trường thuộc châu Âu.

Nguồn vov.vn

  • Từ khóa