Thứ 6, 22/11/2024, 01:10[GMT+7]

Dấu ấn từ ngành hàng tôm

Thứ 6, 20/12/2013 | 08:39:50
734 lượt xem
Trong năm 2013, ngành hàng tôm đã chớp thời cơ, dồn lực trên cả ba mặt trận: Thị trường, thương mại và xuất khẩ, tạo đột phát về xuất khẩu với kỳ vọng cán mốc 3 tỷ USD. Nhiều dấu mốc về tôm được nhắc đến như một hiện tượng chưa từng có của ngành hàng này.

Xuất khẩu tôm dự đích cán mốc 3 tỷ USD trong năm 2013.

 

 

Tôm thẻ chân trắng dẫn đầu

 

Sở dĩ xuất khẩu tôm có kết quả khả quan là nhờ sự tăng trưởng “nóng” của tôm thẻ chân trắng với mức tăng 65%. Trong năm, đã có tháng mức tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng đạt 150%.

 

Lần đầu tiên tôm thẻ chân trắng vượt tôm sú cả sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Các địa phương: Bến Tre, Long An, Trà Vinh sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng 30-50% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng tỉnh Sóc Trăng sản lượng tôm đạt 35.000 tấn cao gấp 3 lần sản lượng 2012. Nhờ được mùa, được giá tôm đã đem về cho nông dân hàng tỉ đồng lợi nhuận. Theo khảo sát tại Sóc Trăng, với tính toán của người nuôi tôm thẻ chân trắng thì sau khi trừ chi phí còn lãi được 80.000 đồng/kg . Trong khi thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn chỉ 2,5-3 tháng, mức lãi này được đánh giá là chưa từng có và giúp nhiều hộ nuôi tôm đổi đời.

 

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nếu như hết tháng 9, đã ghi một cách mốc lịch sử quan trọng cho con tôm thẻ khi lần đầu tiên vượt qua tôm sú về giá trị xuất khẩu, thì hết tháng 10, lại là một sự kiện quan trọng khác, đó là lần đầu tiên vượt qua mốc 1 tỷ USD khi đã đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Với đà tăng trưởng liên tục như thế, nhiều khả năng khi kết thúc năm nay, giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng có thể ở mức xấp xỉ 1,5 tỷ USD.

 

Chiếm lĩnh thị trường

 

Khác với nhiều năm gần đây, dịch bệnh trên tôm lần đầu có một “hồ sơ” khá mỹ mãn. Lý do con tôm được giá lại không bị người mua kén chọn kích cỡ như mọi năm là do nguồn cung tôm thương phẩm trên thị trường thế giới bị thiếu hụt lớn do sản lượng tôm của Thái Lan, Trung Quốc bị sụt giảm mạnh do dịch bệnh. Trong khi đó, tôm Việt nhờ kiểm soát, khống chế được dịch bệnh khá tốt nên đã có “cuộc bứt phá ngoạn mục”. Người nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến thu lãi lớn.

 

Tin vui thứ hai chính là việc con tôm “thắng kiện” tại thị trường Mỹ. Ngày 20/9/2013, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã họp và bỏ phiếu phủ quyết quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ngày 12/8/2013 của về vụ kiện chống trợ cấp (CVD) tôm nước ấm từ Việt Nam, với mức thuế ở mức rất cao từ 1,15% đến 7,88% lên các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam. Với quyết định ngày 20/9/2013 của ITC, con tôm Việt Namon> (cùng các nước Trung Quốc, Ecuadoron>, Ấn Độ, Malaysiaon>) xuất khẩu vào Mỹ đã thắng kiện. Đây không chỉ là tin vui đối với doanh nghiệp xuất khẩu tôm mà còn là tin vui đối với người nuôi tôm Việt Namon>.

 

Tại thị trường Nhật Bản, VASEP cũng chia sẻ thông tin cuối tháng 11 vừa rồi, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã thông qua quyết định cuối cùng về vấn đề này. Dự kiến đến cuối tháng 1/2014, MHLW sẽ công bố chính thức ngưỡng dư lượng mới về Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Namon>.

 

Được biết, từ đầu năm đến cuối tháng 11 năm nay, chỉ có 4 lô hàng tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản bị phát hiện có dư lượng Ethoxyquin vượt ngưỡng 0,01ppm, giảm mạnh so với 17 lô trong năm 2012. Có được điều này là nhờ các DN chế biến xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đã đẩy mạnh kiểm soát Ethoxyquin từ khâu nguyên liệu tới chế biến và khi xuất khẩu.

 

Nhìn về năm 2014, Tổng cục Thủy sản cho rằng cần phải khắc phục hạn chế lớn nhất là kiểm soát được chất lượng nguồn tôm giống, hiện còn khoảng 50% có nguồn gốc trôi nổi. Bên cạnh đó là hạ nhiệt phong trào nuôi tôm ồ ạt, phá vỡ quy hoạch nhằm tránh cho con tôm bị mất giá.

 

Dù vậy, chiến thắng của ngành hàng tôm trong năm 2013 hoàn toàn có thể là một bài học điển hình cho bất cứ ngành hàng nông sản nào của Việt Nam khi muốn vươn ra, khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.

Nguồn chinhphu.vn

 

 

  • Từ khóa