Thứ 6, 22/11/2024, 00:23[GMT+7]

Bán hàng trực tuyến sẽ đạt doanh số 8 tỉ USD

Thứ 2, 23/12/2013 | 16:48:58
638 lượt xem
Theo dự báo của nhà cung cấp thẻ thanh toán quốc tế MasterCard thì vào năm 2017, thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam có triển vọng đạt doanh số khoảng 8 tỉ USD.

Ảnh minh họa.

Người Việt bắt đầu có thói quen mua sắm trực tuyến và tiêu dùng không dùng tiền mặt. Đây là điều kiện quan trọng để ngành thương mại điện tử (TMĐT) Việt Namon> cất cánh.

 

Ước doanh số 8 tỉ USD...

 

Ông Nguyễn Thanh Hưng, phó chủ tịch hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) nhận định, theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường comScore, Top 5 website bán lẻ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam đều là các doanh nghiệp kinh doanh trong nước. Trong khi đó, ở sáu quốc gia Đông Nam Á khác thì hầu hết các website bán lẻ trực tuyến là doanh nghiệp nước ngoài như Amazon, Apple, Alibaba…

 

Theo dự báo của nhà cung cấp thẻ thanh toán quốc tế MasterCard thì vào năm 2017, thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Namon> có triển vọng đạt doanh số khoảng 8 tỉ USD. Hiện nay, việc tăng cường liên kết thương mại giữa các đơn vị phát hành thẻ thanh toán và nhà bán lẻ đã góp phần tăng sức mua trên các website bán lẻ trực tuyến.

 

Theo báo cáo trong năm 2012 của bộ Công thương thì doanh số ngành TMĐT tại Việt Namon> ước tính vào khoảng 700 triệu USD. Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (thuộc bộ Công thương) cũng dự báo đến năm 2015 quy mô ngành TMĐT có thể đạt 1,3 tỉ USD.

 

Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Namon> thì cho rằng thị trường bán lẻ trực tuyến sẽ có cơ hội bùng nổ trong năm 2014. Lĩnh vực bán lẻ trực tuyến tại Việt Namon> được dự báo sẽ phát triển mạnh theo xu hướng thị trường ở các nước phát triển trên thế giới.

 

Đại diện tập đoàn comScore khi đến Việt Namon> đã nhận xét rằng ngành TMĐT tại đây sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến đang từng bước mang đến sự thuận tiện cho người tiêu dùng khi mua sắm online.

 

Cơ hội phát triển

 

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, trưởng văn phòng đại diện VECOM TP.HCM thì khâu thanh toán không còn là trở ngại cho ngành TMĐT như trước. Các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hiện nay đã áp dụng các giải pháp thanh toán tiện dụng cho khách hàng như ví điện tử, chuyển khoản qua thẻ ATM, cổng thanh toán…

 

Tuy nhiên, bản thân VECOM cũng thừa nhận rằng số người chọn hình thức bán lẻ trực tuyến ở nước ta vẫn còn khá thấp. Người tiêu dùng còn lo ngại về chất lượng sản phẩm, sợ mất cắp thông tin cá nhân… khi mua sắm online.

 

Vì thế, cục Thương mại điện tử và công nghệ Thông tin đã phối hợp với VECOM để thiết lập tiêu chuẩn – cấp nhãn uy tín SafeWeb cho các website TMĐT. Điều này sẽ tạo niềm tin cho người tiêu dùng, tạo cơ hội bán hàng cho các doanh nghiệp TMĐT.

 

Theo báo cáo của comScore thì các nhà bán lẻ trực tuyến Amazon và Lazada vẫn áp đảo các doanh nghiệp khác trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, tại Việt Nam nhờ lợi thế nội địa (có thể do người dùng không rành tiếng Anh, không có thẻ tín dụng… khi giao dịch trực tuyến với các website quốc tế) nên các website như 5giay, vatgia, enbac… vẫn có lượng khách hàng ổn định.

 

Hiện nay, theo đánh giá của các nhà bán lẻ thì phần lớn những người có thói quen mua sắm trên mạng thuộc giới trẻ. Đây là một lợi thế cho Việt Namon> vì số lượng người dùng internet trẻ tuổi tại Việt Namon> đang chiếm tỷ lệ áp đảo.

 

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của internet/mạng di động 3G cũng góp phần tăng sức mua cho thị trường bán lẻ trực tuyến. Nếu công cụ thanh toán tiện ích hơn, hàng hoá trên mạng dồi dào hơn… thì người tiêu dùng sẽ chăm chỉ “đi chợ trên mạng”.

Nguồn vov.vn

  • Từ khóa