Chủ nhật, 28/07/2024, 17:24[GMT+7]

Châu Á-Thái Bình Dương chiếm 61,8% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam

Thứ 5, 24/07/2014 | 16:07:23
592 lượt xem
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực châu Á-Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm 2014 đạt 86 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm tỷ trọng 61,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với thế giới.

Ảnh minh họa.

 

Theo Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), kim ngạch XK ước 6 tháng toàn khu vực đạt 32,26 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 46% kế hoạch xuất khẩu năm 2014 (69,6 tỷ USD).

 

Trong đó, XK sang khu vực Đông Bắc Á đạt 10,2 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực Đông Nam Á đạt 9,4 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2013. XK sang thị trường nói tiếng Trung đạt 10,6 tỷ USD, tăng trưởng 20,8%.

 

Trong khi đó, thị trường châu Đại Dương, bao gồm Australia và New Zealand tuy chỉ đạt 1,98 tỷ USD, nhưng là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất 21,3%.

 

Về NK, kim ngạch NK của Việt Nam từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương ước đạt 53,8 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 78,31% nhập khẩu với thế giới.

 

Thị trường nói tiếng Trung vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khoảng 25,4 tỷ USD, tăng 16% từ khu vực này. Thị trường Đông Bắc Á đứng thứ hai, đạt 16,1 tỷ USD, tăng 4,5%. Nhập khẩu từ thị trường Đông Nam Á tăng nhẹ (4,3%) đạt 11 tỷ USD. Châu Đại Dương đạt 1,2 tỷ USD, tăng 28,9%.

 

Như vậy, tuy xuất khẩu vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm 2014 mới chỉ đạt 46% kế hoạch xuất khẩu cả năm nhưng nếu duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hơn 12% như hiện nay thì tính tới hết năm 2014, thị trường châu Á-Thái Bình Dương sẽ đạt được kế hoạch xuất khẩu được giao (đạt 69,6 tỷ USD, tăng 12% so với 2013).

 

Trao đổi thương mại Việt Nam-ASEAN chỉ tăng 3,6%

 

Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam với khu vực ASEAN đạt xấp xỉ 20,45 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ 2013. Tỉ lệ tăng trưởng này thấp hơn mức tăng 13,2% của tổng kim ngạch XNK giữa Việt Namon> và thế giới.

 

Do tốc độ tăng kim ngạch thấp hơn, nên giá trị trao đổi thương mại giữa Việt Nam-ASEAN đóng góp vào tổng kim ngạch XNK của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2014 giảm xuống mức 14,69% (cùng kỳ năm ngoái 16,05%).

 

Cụ thể, XK hàng hoá sang khu vực ASEAN tăng thấp, ước 6 tháng đạt 9,42 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy, ước 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này mới chỉ đạt 45% kế hoạch xuất khẩu năm 2014 (xấp xỉ 21 tỉ USD).

 

Nguyên nhân tăng trưởng thấp là do kim ngạch XK của Việt Namon> sang thị trường Malaysiaon> giảm 21% và Campuchia giảm 15%, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng chậm trong kim ngạch XK của Việt Namon> sang Thái Lan (4%). Trong khi Malaysia, Thái Lan, Campuchia đều là các thị trường XK lớn của Việt Nam, đứng thứ nhất, thứ hai và thứ năm của Việt Nam trong khu vực ASEAN.

 

Tăng trưởng XK của Việt Nam sang khu vực vẫn duy trì được, mặc dù với tốc độ chậm, là nhờ vào tăng trưởng kim ngạch XK mạnh ở các thị trường nhỏ như Brunei (431%), Myanmar (63%), Đông Timor (90%) và tăng trưởng khá cao ở các thị trường Philippines (36%), Singapore (25%), Indonesia (17%).

 

Về NK hàng hóa từ ASEAN, ước 6 tháng đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 10,4% tổng NK của cả nước. Theo ước tính, tổng kim ngạch NK từ ASEAN chiếm 16% tổng nhập khẩu của Việt Namon>, giảm so với mức 17,13% của 6 tháng năm 2013.

 

Như vậy, ước 6 tháng đầu năm 2014, nhập siêu của Việt Namon> từ các nước trong khu vực ASEAN đạt gần 1,62 tỷ USD.

 

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chủ yếu nhập siêu từ Singapore,  Thái Lan và Lào với mức nhập siêu ước đạt 1,92 tỷ USD, 1,37 tỷ USD và 298 triệu USD.

 

Những mặt hàng NK chủ yếu là nguyên, nhiên liệu như xăng dầu các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; gỗ và sản phẩm gỗ; linh kiện phụ tùng ô tô; chất dẻo nguyên liệu; hóa chất; giấy các loại… và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Theo chinhphu.vn

  • Từ khóa