CÙNG NHAU THOÁT NGHÈO
Chị vốn là nông dân đã tìm cách thoát nghèo và vươn lên làm giầu bằng chính đôi bàn tay, ý chí và nghị lực của mình. Không những phụng dưỡng chồng, một thương binh nặng hạng 2/4 suốt 22 năm trời và nuôi dạy bốn đứa con ăn học thành người, chị còn dạy nghề miễn phí cho gần 3000 lao động trong và ngoài tỉnh Thái Bình, đồng thời tạo công ăn việc làm cho họ đảm bảo thu nhập bình quân từ 400- 500 ngàn đồng/người/tháng.
Ước mơ của chị là thành lập một cơ sở dạy nghề miễn phí cho con em thương bệnh binh, gia đình chính sách, trẻ mồ côi tàn tật... Và, ước mơ ấy đang dần trở thành hiện thực khi các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện đang xem xét cho chị thuê một khu đất rộng rãi để mở rộng sản xuất giải quyết công ăn việc làm cho các đối tượng lao động tại địa phương, đặc biệt là lao động nữ và thành lập cơ sở dạy nghề.
Thoát nghèo từ hai bàn tay trắng
Khi chúng tôi đến, chị Ngắn đang có khách. Khách là một người đàn ông đã đứng tuổi tên Chương, cũng là thương bệnh binh, ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) nghe tiếng cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của chị đã lặn lội vượt gần trăm cây số tìm đến xin học nghề để về dạy lại cho bà con quanh vùng sau đó xin gia công hàng luôn cho chị.
Sau khi khách ra về, chị quay ra chúng tôi nói như phần trần: "Làm những mặt hàng thủ công mỹ nghệ này nó vậy em ạ! Mình không thể giao cho người ta rồi bỏ mặc đấy, muốn làm sao thì làm mà phải xuống cơ sở kiểm tra đôn đốc luôn. Nhiều khi chị em trong bộ phận kỹ thuật đi hết, không có người thì đích thân mình cũng phải đi...".
Khách hàng nghe tiếng cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của chị đã lặn lội vượt gần trăm cây số tìm đến xin học nghề để về dạy lại cho bà con quanh vùng.
Hiện nay, cơ sở của chị Ngắn chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ra nước ngoài như mặt mây, túi cói, mũ cói, túi móc, mũ sợi... và nhiều mặt hàng tinh xảo đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, nhiều mã hàng đòi hỏi sự khéo tay và cần phải tỷ mỷ đến từng chi tiết nhỏ mà tất cả các mặt hàng đều phải đan, móc thủ công bằng tay, không thể sản xuất hàng loạt bằng máy. Có những tấm mặt mây khổ rộng tới 90x25,24m giá thành lên tới 200 ngàn đồng/m2 phải 3-4 người làm cả tuần mới xong, nên không thể làm nhanh, làm ẩu, làm qua loa được...
Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, chị Ngắn không khỏi bồi hồi. Năm 1972 chị Ngắn lấy chồng nhưng những ngày hạnh phúc thật ngắn ngủi đối với chị vì ngay sau đó anh phải ra chiến trường. Hai năm sau chồng chị trở về, những tưởng những tháng ngày tiếp theo sẽ được hưởng hạnh phúc vợ chồng một cách trọn vẹn nhưng không, anh bây giờ đã là một thương binh hạng 2/4, đau ốm liên miên, bệnh tật luôn luôn hành hạ.
Phải nuôi chồng là thương binh nặng nằm một chỗ và bốn đứa con sàn sàn trứng gà trứng vịt, ngoài nhận khoán 1,2 mẫu ruộng, chị còn đôn đáo chạy chợ buôn bán đủ thứ thượng vàng hạ cám miễn sao kiếm được đồng tiền. Thuốc men cho chồng, tiền đóng học cho con và bố mẹ hai bên nội ngoại một tay chị cáng đáng hết. Đã có thời chị còn nhận trông trẻ, đi buôn bị cói, cặp học sinh...cứ mặt hàng nào mà mua qua bán lại có lời là chị gom tất, không nề hà.
Nhưng vết thương mang trên người chồng chị tái phát, ngày càng nặng thêm khiến số tiền chị trần lưng kiếm được không đủ tiền thuốc men cho anh, chị phải đi vay nợ khắp nơi, kể cả gõ cửa ngân hàng. Đúng lúc ấy thì phong trào nuôi ếch xuất khẩu sang Trung quốc rộ lên, năm 1995, chị bán được hàng chục ngàn chiếc giỏ cói cho tỉnh Hải Dương để họ đựng ếch.
Hàng làm chưa xong đã có người chờ sẵn lấy mang đi. Số tiền kiếm được đủ để chị mua thuốc cho chồng và trả được một ít nợ nần. Nghĩ đây là một hướng đi đúng, có thể thoát nghèo được nên chị bôn ba khắp nơi để học nghề và tìm kiếm các bạn hàng. Cơn sốt "ếch" hạ nhiệt, chị Ngắn quay qua làm mũ cói cho khách hàng ở
Nhưng có thuốc thang mấy cũng không thể giữ chồng chị ở lại với chị lâu hơn. Bệnh anh mỗi ngày một nặng thêm, mỗi ngày "ngốn" hết 200 ngàn tiền thuốc mà vẫn không thuyên giảm. Không nản, chị lại chạy vạy vay nợ chỗ này chỗ kia để chữa bệnh cho chồng, "còn người là còn của", chị bảo thế! Năm 1996 chồng chị qua đời để lại trên đôi vai chị món nợ lên tới hàng chục triệu đồng.
Chị Ngắn gần như khánh kiệt, tưởng không thể gượng dậy nổi. Nhưng nhớ lại lời hứa với chồng trước khi anh nhắm mắt, chị sẽ làm việc để trả hết số nợ và nuôi các con ăn học thành người bằng chính đôi bàn tay và sức lực của mình, chị gượng đứng lên làm việc ngày đêm với một ý chí và quyết tâm sắt đá: Phải thoát nghèo!
Từ chỗ ban đầu làm thủ công, đơn lẻ, chị Ngắn bắt đầu tính đến việc mở rộng sản xuất. Chị rủ thêm chị Gấm, chị Nga, chị Lụa, chị Quỳnh... và một số chị em phụ nữ trong xóm đến làm chung. "Có những hôm phải thức trắng cả đêm để kịp giao hàng, mệt mỏi và buồn ngủ nhưng không ai dám ngủ, lại ra vã nước lên mặt cho tỉnh táo để vào làm tiếp."- chị Ngắn tâm sự. "Rồi khi nhận mẫu mới, có những đêm cả mấy chị em tháo rời từng chiếc mũ rồi mày mò làm lại, làm cho kỳ được đến khi thành thạo mới thôi!".
Không chỉ nhận gia công, chị còn mày mò sáng tạo ra những mẫu mới và được khách hàng đánh giá cao. Bạn hàng tìm đến với chị ngày một đông và các đơn hàng khắp nơi trong cả nước "bay" về tới tấp, chị phải tuyển thêm người làm việc. Từ chỗ ban đầu chỉ có hơn chục người, sau đó lượng lao động tăng dần lên. Có những khi thiếu lao động chị lại lên Hội phụ nữ huyện Tiền Hải nhờ các chị thông báo đến Hội phụ nữ các xã tuyển lao động.
Những người có nhu cầu đều được chị dạy nghề, cung cấp nguyên liệu rồi thu mua luôn sản phẩm. Từ đó, tiếng tăm về cơ sở sản xuất của chị ngày càng vang xa, nhiều người tìm đến xin việc, học nghề ...
Từ nông dân trở thành doanh nhân
Sinh năm 1952 tại xã Đông Trung (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Bố là xã đội trưởng, chồng thương binh, anh trai và em trai đều là liệt sĩ. Bản thân chị Ngắn cũng tham gia đội Thanh niên tự vệ bảo vệ cống Lân, một công trình thuỷ lợi vô cùng quan trọng góp phần đưa Thái Bình trở thành "quê hương 5 tấn" lúc bấy giờ.
Do nghèo đói, người đông, ruộng đất ít nên gia đình chị kéo nhau đi khai hoang ở xã lấn biển Nam Cường. Khi ấy, Nam Cường đang còn là một đại công trường lấn biển ở miền Bắc, đã từng được đón Bác Hồ về thăm. "Đất rộng nhưng không trồng được lúa vì nhiễm mặn, chỉ cây cói là có thể sống được nên nghèo vẫn hoàn nghèo. Ăn củ ráy, củ chuối thay cơm là chuyện thường ngày nhưng vẫn không có cách nào thoát ra được...". Nhớ lại những tháng ngày cơ cực ấy, chị Ngắn không khỏi rơi nước mắt.
Từ chỗ nợ nần chồng chất, đến nay chị Ngắn không những trả hết nợ nần, thoát được nghèo mà còn dạy nghề và tạo công ăn việc làm cho gần 3000 lao động ở 22 xã thuộc các huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Thái Thuỵ, Đông Hưng và cả huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) với thu nhập bình quân 400- 500 ngàn đồng/người/tháng.
Có xã chị mở tới 2-3 lớp, mỗi lớp 50 học viên nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu của chị em. Vậy nên, bây giờ, tuy đã là chủ một doanh nghiệp doanh thu hàng năm lên tới vài chục tỷ đồng nhưng hàng tháng chị vẫn đi khắp nơi để dạy nghề. Hàng của cơ sở chị làm ra đã có mặt tại thị trường úc, Nhật, Pháp... và còn mở rộng ra nhiều nước nữa.
Bây giờ, tuy không còn phải nai lưng ra làm để trả nợ nhưng không vì thế mà chị Ngắn xao nhãng công việc của mình. Chị luôn tâm niệm, mình cũng từng là một phụ nữ nghèo khó, không đủ ăn, gặp không ít những bất hạnh trong cuộc sống nên giúp được ai là chị nhiệt tình giúp đỡ và rất quý trọng đồng tiền. Các con chị đều đã trưởng thành, con gái, con rể bây giờ về làm "trợ thủ đắc lực" cho chị. Riêng cậu con trai út hiện đang học tại Học viện Tài chính với mong ước sau khi ra trường sẽ trở về quê hương, quản lý và phát triển cơ nghiệp mà chị đã dày công gây dựng nên. "Cái được lớn nhất đối với mình không phải tiền bạc mà là niềm vui của những người lao động nông thôn có việc làm thường xuyên, đang từng bước đi lên để thoát nghèo và sau này là một cơ sở dạy nghề miễn phí cho con em thương bệnh binh, gia đình chính sách, trẻ mồ côi tàn tật... giúp họ tạo dựng cuộc sống bằng chính sức lao động của mình, đỡ được phần nào gánh nặng cho xã hội..."- trước khi chia tay, chị Ngắn tâm sự với chúng tôi như thế.
14/2 ngõ 85 Phan Bá Vành- TP. Thái Bình- Tỉnh Thái Bình
Tin cùng chuyên mục
- Hoàn tất những khâu cuối cùng sẵn sàng khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024 25.11.2024 | 15:12 PM
- Chợ dân sinh - sinh kế của người dânKỳ 1: Chợ - không chỉ là nơi buôn bán 25.11.2024 | 09:39 AM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Khai mạc hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP; lễ hội bánh và ẩm thực huyện Vũ Thư năm 2024 12.10.2024 | 15:53 PM
- Tiêu hủy hàng vạn sản phẩm là hàng lậu, hàng giả 02.10.2024 | 15:45 PM
- 100% thiết bị mạng di động VinaPhone được khắc phục sau bão 11.09.2024 | 14:11 PM
- BNI Avenue - Chapter thứ hai tại Thái Bình chính thức ra mắt 03.08.2024 | 16:21 PM
- Phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ 26.07.2024 | 22:32 PM
- Rộn ràng phiên chợ sớm và duy nhất trong năm ở Vũ Thư 11.02.2024 | 22:11 PM
- Khai mạc hội chợ mừng Đảng, mừng Xuân Thái Bình 2024 23.01.2024 | 21:35 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công, người cao tuổi
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng, người cao tuổi và hộ nghèo tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động huyện Vũ Thư
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình