Xí nghiệp May Đông Thắng: Vững bước trước khó khăn
Ông Trần Thế Thao, Giám đốc Xí nghiệp cho biết: May Đông Thắng đi lên từ HTX may mặc Đông Phong với 20 xã viên may gia công cho Công ty Thương nghiệp của tỉnh, sau đó mở thêm thêu ren, thảm đay, thảm len, mây cói tạo việc làm cho trên 300 lao động. Năm 1975, chủ trương của tỉnh muốn phát triển quy mô HTX lớn hơn nên lĩnh vực may của Đông Phong bị tách ra gộp vào với HTX may Đông Xuân của xã Vũ Quý, thêu và thảm sáp nhập vào HTX thảm len Toàn Thắng từ đó lấy tên là HTX Đông Thắng. Khi Liên Xô sụp đổ, thị trường len, đay không còn, HTX xin tỉnh cho mở lại làm may. Thời đó không có vốn, khó khăn chồng chất khó khăn song HTX đã tìm mọi cách để trụ vững. Sau này do thực hiện liên kết với khách hàng nước ngoài nên đổi sang tên Xí nghiệp May Đông Thắng để thuận lợi cho việc giao dịch.
Để tồn tại được đến ngày hôm nay, người đứng đầu đơn vị phải thật sự năng động, quyết đoán và nghĩ đến mục tiêu lâu dài. Chính vì làm được điều này nên Đông Thắng đã tích lũy được nguồn vốn, chưa bao giờ phải vay vốn lưu động, chưa bao giờ chậm một ngày lương cho công nhân. Điều này không phải đơn vị nào cũng làm được.
Ông Thao cho biết thêm: Mục đích của HTX trước đây là liên kết hợp tác nhằm xóa đói giảm nghèo là chính chứ không phải mục đích chính là thu lợi nhuận nên có thời kỳ HTX của ông đã giúp cho HTX của cả huyện có việc làm và là trung tâm cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Riêng mặt hàng thảm, Đông Thắng xuất khẩu gần bằng nửa của cả tỉnh trong thời kỳ 1976 - 1986 sang thị trường Liên Xô. Đến khi thị trường Liên Xô không còn, với nhiều người nghĩ sẽ giải thể song ông Thao lại nghĩ khác. Ông cho rằng trước ngày còn nghèo khó thì chỉ nghĩ đến ăn no mặc ấm, nhưng giờ lại cần ăn ngon mặc đẹp, cái ăn cái mặc không bao giờ mất nên HTX quay lại đầu tư vào nghề may. Tuy nhiên lúc đó nguồn vốn không có, vừa đi vay vừa phải bán tất cả các khung dệt để đầu tư nhưng vẫn không hiệu quả, thậm chí lỗ. Lúc này gánh nặng lại một lần nữa đè lên vai người đứng đầu đơn vị. Ông Thao nghĩ nếu đi “một mình” sẽ không bền vững, nguy cơ vỡ trận cao mà cần phải đi bằng “hai mình”. Vì thế, ông đã đi tìm kiếm bạn hàng nước ngoài, ký kết hợp tác lâu dài theo phương châm đôi bên cùng có lợi. Kể từ đó đối tác lo vấn đề thị trường, công nghệ, nguyên liệu, vốn, Đông Thắng chỉ lo đất đai, nhà xưởng, nguồn lao động. Ký kết xong, Đông Thắng bắt tay ngay vào đào tạo nghề may công nghiệp cho người lao động, đáp ứng tất cả các đơn hàng của nước ngoài. Từ đó đến nay bình quân mỗi năm Xí nghiệp xuất hàng triệu sản phẩm, doanh thu gia công đạt bình quân trên 15 tỷ đồng/năm.
Ông Thao cho rằng, dù ở hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của người lao động lên trên hết, càng khó khăn càng phải nghĩ đến họ. Ngay cả khi khách hàng chưa trả tiền, Xí nghiệp vẫn ứng ra để trả lương cho người lao động, chưa bao giờ để họ chịu thiệt thòi nên ai cũng tâm huyết, gắn bó. Vì thế, nhiều năm nay Xí nghiệp luôn ổn định về nguồn lao động, tạo việc làm thường xuyên cho trên 130 lao động làm tập trung và hàng nghìn lao động vệ tinh với thu nhập bình quân trên 6 triệu đồng/người/tháng.
Chị Nguyễn Thị Thành, xã Quang Minh (Kiến Xương) chia sẻ: Vào làm từ khi mới hơn 20 tuổi, tôi luôn coi Xí nghiệp như ngôi nhà thứ hai của mình. So với nhiều người tôi đã may mắn hơn là được làm ở gần nhà, được lĩnh lương đều đặn, thời gian và giờ giấc ở Xí nghiệp rất ổn định nên vẫn tranh thủ làm được mọi việc nhà. Bình quân mỗi tháng tôi thu nhập gần 6 triệu đồng, đủ trang trải cuộc sống, nuôi con cái học hành.
Chị Phạm Thị Hoa, thị trấn Kiến Xương chia sẻ: Thu nhập ở Xí nghiệp ngày càng cao, người lao động được hưởng đầy đủ mọi chế độ, được đóng bảo hiểm xã hội nên tôi rất yên tâm làm việc. Tôi đã gắn bó với Đông Thắng 16 năm nay.
Hiện tại, Xí nghiệp May Đông Thắng cũng như nhiều đơn vị khác chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 song vẫn duy trì việc làm cho công nhân bằng cách may thêm khẩu trang, quần áo để cung ứng cho thị trường trong nước. Điều đó cho thấy Đông Thắng luôn là đơn vị năng động, trụ vững trước mọi khó khăn.
Quốc Cường
Tin cùng chuyên mục
- Tiền Hải: Doanh nghiệp vượt khó tăng tốc sản xuất cuối năm 20.10.2024 | 11:17 AM
- Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về an toàn điện cho doanh nghiệp 19.10.2024 | 18:21 PM
- Cùng xây dựng Liên Hà Thái thành “thủ phủ” ngành thiết bị bán dẫn 19.02.2024 | 09:01 AM
- Quỳnh Phụ: Kinh tế tiếp đà tăng trưởng 30.12.2023 | 15:34 PM
- Tập huấn nghiệp vụ an toàn điện cho các doanh nghiệp 09.09.2023 | 16:57 PM
- Trung tâm Khuyến công – Tư vấn phát triển công nghiệp: Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và an toàn điện 22.04.2023 | 21:36 PM
- Thành phố: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,58% 04.11.2022 | 18:43 PM
- Ký kết hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời 01.11.2022 | 15:12 PM
- Kiểm tra điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất 04.10.2022 | 15:37 PM
- Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình: Đối diện nguy cơ tạm dừng hoạt động do thiếu than 12.04.2022 | 10:03 AM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025