Chuyện nghề và làng nghề vùng dân tộc
Từ xa xưa cha ông ta vốn rất coi trọng nghề và dày công tạo dựng những làng nghề. Những ý tưởng sâu sắc về nghề truyền thống được đúc kết, được tôn vinh, được nâng lên thành giáo lý răn dạy người đời đã chứng tỏ điều đó.
Hàng trăm năm trước thủ công truyền thống đã đạt đến mức hưng thịnh, phong phú, đa dạng và tinh xảo. Các nghề gốm sứ, rèn đúc, trạm khắc kim loại, gỗ, đá, dệt, thêu, nhuộm, đan lát đã để lại cho đời những sản phẩm mẫu mực về tay nghề, về khả năng lưu thông trên thị trường. Đồng bào các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp không nhỏ trong kho tàng vô giá các nghề thủ công truyền thống của quốc gia. Ngày nay, các sản phẩm dệt, nhuộm, thêu ghép hoa văn thổ cẩm trên vải; các nhạc cụ dân tộc được chế tác bằng chất liệu đá, đồng, tre, nứa, gỗ, vỏ bầu khô; các công cụ săn, bắn, bẫy chim, thú, cá; các sản phẩm mây tre đan gia dụng của đồng bào dân tộc thiểu số thật đáng khâm phục.
Mai một làng nghề dân tộc thiểu số
Đáng tiếc rằng trong những thập kỷ gần đây do có nhiều yếu tố tác động nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số Việt
Cả nước ta hiện có khoảng 1.500 làng nghề với khoảng 1,4 triệu thợ thủ công thì số làng nghề và thợ thủ công ở vùng dân tộc thiểu số lại quá nhỏ bé, ít ỏi. Sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống của vùng dân tộc thiểu số lưu thông trên thị trường lại ngày càng thiếu vắng.
Lâu nay chúng ta thường chỉ nhìn nghề và làng nghề thủ công truyền thống dưới góc độ kinh tế giải quyết việc làm có thêm thu nhập cho người lao động. Thậm chí ta còn coi đó là nghề phụ, dành cho lao động phụ để có thu nhập phụ cộng vào thu nhập chính do chăn nuôi trồng trọt tạo ra. Nếu nhìn nhận vấn đề như vậy thì ở miền xuôi vùng đồng bào Kinh có nhiều ngành nghề phụ, nhiều lao động phụ để có thể dễ bề đầu tư sản xuất phát triển ngành nghề hơn ở miền núi vùng dân tộc thiểu số. Cứ như thế chúng ta bỏ mặc cho nghề và làng nghề vùng dân tộc thiểu số tự xoay xở, tự mai một, tự thất truyền, tự chìm vào quên lãng.
Đâu là giá trị đích thực của làng nghề?
Một vấn đề nữa là chúng ta vô tình đã không chú ý đến văn hoá nghề và văn hoá làng nghề nói chung và ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Nghề và làng nghề truyền thống là một bộ phận cấu thành văn hoá dân gian, chứa đựng nhiều yếu tố bản sắc dân tộc. Trong các sản phẩm nghề và làng nghề truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc rất rõ nét ở ý tưởng sản xuất chế tác, ở khả năng sử dụng nguyên liệu chất liệu thiên nhiên và kỹ xảo nghệ thuật bố cục trang trí.
Nếu nhìn nghề truyền thống chỉ đơn thuần là nghề lao động kiếm sống, thì khả năng kiếm sống ấy sa sút tất yếu nghề ấy cũng sẽ bị sa sút theo. Trước đây, do tập quán chăn thả gia súc mỗi con trâu, con bò đều đeo chiếc mõ bằng ống bương đi đến đâu mõ khua lốc cốc, làng nào cũng có người biết nghề làm mõ. Nay phải khoanh nuôi bảo vệ rừng, chuyển từ tập quán chăn thả sang chăn dắt, trâu bò không còn đeo mõ nữa. Thế là lâu dần mất nghề làm mõ trâu, không ai còn nhìn thấy cái mõ trâu.
Bài học lịch sử để lại thất truyền nghề đúc đồng truyền thống. Bài học đương đại nhỡn tiền còn đó. Các thợ đúc đồng, làng nghề đúc đồng ngày nay có thể đúc hàng vạn chiếc cồng chiêng mới, nhưng chưa ai đúc nổi một chiếc cồng Mường có âm thanh ngân vang mượt mà thánh thót như cồng Mường cổ. Càng không thể đúc nổi một dàn cồng chiêng với đủ các cung bậc giai điệu của âm thanh mà các nghệ nhân đúc đồng đã chế tác từ đầu thế kỷ XX trở về trước. Nếu cứ đà này có lẽ không còn có nghệ nhân tạc tượng mồ, chế tác súng kíp, súng hoả mai, bẫy săn voi, kiềng bắt hổ báo… sẽ không còn người làm ra đàn đá, đàn nước, đàn nứa… sẽ không còn thợ dựng nhà rông, nhà sàn, nhà dài, nhà gươi truyền thống.
Ngày nay, máy bơm nước và hệ thống kênh mương đã triệt tiêu cái xe nước, cọn nước, guồng nước. Máy say xát đã triệt tiêu cối giã gạo nước ven rừng và theo đó nghề làm ra nó cũng bị mất theo. Trong khi đó, chúng ta lại quên rằng xe nước, cọn nước, guồng nước là cách tận dụng khôn ngoan năng lượng rẻ tiền siêu sạch, vốn sẵn có ở miền núi lại dễ khai thác, sử dụng không gây ô nhiễm lại thấm đượm giá trị nhân văn.
Lâu nay chúng ta nói nhiều đến sự mai một của nghề truyền thống, chúng ta phê phán sự kém cỏi lai tạp, thiếu thẩm mỹ, kém hiệu quả của sản phẩm từ nghề và làng nghề truyền thống. Nhưng chúng ta có rất ít những nghiên cứu nghiêm túc, giải pháp, đề xuất xác đáng cho việc bảo tồn và phát triển văn hoá nghề và văn hoá làng nghề truyền thống. Lẻ tẻ có ý kiến nêu ra thì cũng bị rơi vào quên lãng. Trong khi đó, không ít tổ chức quốc tế chính phủ và phi chính phủ của nhiều quốc gia lại rất quan tâm tới vấn đề này, đã có một số tiểu dự án nhỏ từ nước ngoài đầu tư rải rác cho nội dung này.
Đã đến lúc không thể phó mặc các giá trị văn hoá nghề và làng nghề truyền thống cho thị trường định đoạt, cho người thợ thủ công tự xoay xở chỉ vì mục đích là kiếm sống. Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc. Vấn đề bảo tồn phát huy nghề và làng nghề truyền thống các dân tộc thiểu số đến lúc phải có cơ chế chính sách hợp lý. Cần có các công trình khoa học đúc kết các giá trị tinh hoa văn hoá truyền thống để bảo tồn, phát huy và phát triển trong thời kỳ mới.
Theo langngheonline.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tiền Hải: Doanh nghiệp vượt khó tăng tốc sản xuất cuối năm 20.10.2024 | 11:17 AM
- Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về an toàn điện cho doanh nghiệp 19.10.2024 | 18:21 PM
- Cùng xây dựng Liên Hà Thái thành “thủ phủ” ngành thiết bị bán dẫn 19.02.2024 | 09:01 AM
- Quỳnh Phụ: Kinh tế tiếp đà tăng trưởng 30.12.2023 | 15:34 PM
- Tập huấn nghiệp vụ an toàn điện cho các doanh nghiệp 09.09.2023 | 16:57 PM
- Trung tâm Khuyến công – Tư vấn phát triển công nghiệp: Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và an toàn điện 22.04.2023 | 21:36 PM
- Thành phố: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,58% 04.11.2022 | 18:43 PM
- Ký kết hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời 01.11.2022 | 15:12 PM
- Kiểm tra điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất 04.10.2022 | 15:37 PM
- Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình: Đối diện nguy cơ tạm dừng hoạt động do thiếu than 12.04.2022 | 10:03 AM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân