Thái Thụy Thực trạng phát triển nghề và làng nghề
Ở 48 xã, thị trấn hiện nay đều tổ chức sản xuất các ngành nghề TTCN bao gồm: chế biến nông hải sản thực phẩm, mây tre đan, móc sợi, thêu ren, may mặc, mộc, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng...
Toàn huyện hiện có 26 làng nghề và 1 xã nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận là làng nghề. Đi đôi với số lượng các làng nghề phát triển, các chỉ tiêu về giá trị sản xuất, số lao động cũng tăng lên. Năm 2001, giá trị sản xuất tại các làng nghề của địa phương đạt 60 tỷ đồng, thu hút 8.500 lao động tham gia, đến năm 2009 tăng lên 267 tỷ đồng, chiếm 35% giá trị sản xuất CN-TTCN toàn huyện, thu hút 12.260 lao động tham gia.
Bên cạnh hoạt động của các làng nghề, 975 cơ sở sản xuất TTCN vẫn duy trì sản xuất ổn định tạo công ăn việc làm cho gần 10 ngàn lao động. Từ năm 2008 đến nay, do suy thoái kinh tế toàn cầu nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, các cơ sở sản xuất, nhiều làng nghề truyền thống bị mai một dần như: làng nghề ươm tơ Hồng Phong (Thái Hoà), làng nghề cói Hạ Tập (Thụy Bình), làng nghề làm nón Quảng Nạp (Thụy Trình).
Thái Thụy đã tìm nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn như: tiến hành rà soát lại hoạt động của các nghề, làng nghề, mở rộng du nhập các nghề mới thay thế dần các nghề truyền thống đã bị mai một, ưu tiên phát triển các nghề có lợi thế về lao động, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ như: nghề móc sợi, đan hàng nhựa, làm bưu thiếp xuất khẩu, chíp điện tử... Trong đó, nghề móc sợi từ 2006 đến nay vẫn duy trì, phát triển ổn định.
Toàn huyện có trên 100 cơ sở sản xuất ở 45 xã, thị trấn, tạo việc làm và thu nhập cho trên 9.000 lao động. Đặc biệt, 2 năm qua Thái Thụy đã tạo mọi điều kiện cho các cơ sở may hoạt động nên đã có nhiều công ty như: Trường An Phát, Gia Nguyễn, các cơ sở may ở Thụy Thanh, Thụy Sơn, Thụy Duyên, Thụy Phúc ... đầu tư tổ chức sản xuất, tạo việc làm cho trên 2.000 lao động.
Cũng trong thời gian này, Thái Thụy đã hỗ trợ 90 triệu đồng cho 17 đơn vị, tỉnh hỗ trợ 300 triệu đồng cho 7 đơn vị tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, chuyển giao công nghệ nên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở nâng cao năng lực sản xuất. Đến nay, tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn đạt trên 1.425 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động.
Mặc dù đã đạt được kết quả đáng khích lệ nhưng việc phát triển nghề và làng nghề ở Thái Thụy hiện đang phải đối mặt rất nhiều khó khăn. Trước hết khẳng định, phát triển các làng nghề qua các năm có xu hướng chững lại. Nếu như giai đoạn 2001-2006, Thái Thụy có 22 làng nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận, nhưng từ năm 2007 đến 2009 chỉ có 4 làng nghề được cấp bằng công nhận.
Trong đó, nhóm các làng nghề hoạt động ổn định, xu hướng phát triển tốt chỉ chiếm khoảng 50%, 34,6% các làng nghề hoạt động cầm chừng, thiếu ổn định. Đặc biệt, có 4 làng nghề (chiếm 15,4%) đã được công nhận nhưng những năm gần đây sản xuất chững lại bị mai một do năng lực cạnh tranh kém, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định phải rà soát lại cả về quy mô, chất lượng, điều này minh chứng một thực tế phát triển các làng nghề những năm qua mới chỉ theo chiều rộng, chưa theo chiều sâu, không vững chắc.
Số doanh nghiệp trong làng nghề, xã nghề còn ít, phần lớn năng lực, trình độ còn hạn chế nhất là trình độ quản lý và tổ chức sản xuất, thiếu vốn, thiếu thông tin về thị trường, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, nguồn điện không ổn định, nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu ra cho sản phẩm không chủ động còn phụ thuộc nên chi phí và giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh kém.
Nhiều địa phương chưa tích cực vào cuộc tìm nghề cho dân nên không có định hướng và biện pháp tổ chức chỉ đạo thực hiện cụ thể nên làng nghề, xã nghề không phát triển. Các cơ chế chính sách khuyến khích, đầu tư hỗ trợ cho làng nghề, xã nghề còn hạn chế, việc quyết mặt bằng cho các cơ sở sản xuất, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cụm, điểm công nghiệp còn chậm đã hạn chế việc thu hút đầu tư vào các làng nghề, xã nghề. Thu nhập cho người làm nghề ở các địa phương còn thấp, người lao động lại chưa quen với sản xuất công nghiệp, làm việc tuỳ tiện, nay làm, mai bỏ nên đã gây thiệt hại không ít cho cơ sở, doanh nghiệp.
Trước những tồn tại, khó khăn trên, trước mắt Thái Thụy cần tổ chức rà soát, điều tra lại hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ sở, tổ, nhóm, hộ gia đình sản xuất TTCN tại các làng nghề, xã nghề để đánh giá, phân loại tìm giải pháp tháo gỡ. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về phát triển nghề và làng nghề để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, vị trí và các điều kiện để phát triển làng nghề, xã nghề trong tình hình mới.
Củng cố các làng nghề hiện có, khôi phục các làng nghề đã bị mai một du nhập thêm các nghề mới phù hợp với điều kiện sản xuất ở khu vực nông thôn trong huyện. Tập trung phát triển các doanh nghiệp trong làng nghề làm trụ cột, hàng năm, tỉnh, huyện cần đánh giá phân loại và lựa chọn các đơn vị, cơ sở sản xuất có điều kiện và khả năng phát triển để hỗ trợ về vốn, đào tạo lao động, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, xúc tiến thương mại, tham gia hội trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm điểm công nghiệp ở làng nghề, xã nghề theo hướng tiện đường giao thông, gần vùng nguyên liệu để giải quyết mặt bằng sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.
Thái Thụy có lợi thế về vùng nguyên liệu rau quả xuất khẩu, lương thực, hải sản, cây mây.... huyện cần tập trung hỗ trợ quy hoạch vùng phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ tạo ra sự gắn kết giữa người nông dân với chủ doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nguyễn Hình
Tin cùng chuyên mục
- Tiền Hải: Doanh nghiệp vượt khó tăng tốc sản xuất cuối năm 20.10.2024 | 11:17 AM
- Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về an toàn điện cho doanh nghiệp 19.10.2024 | 18:21 PM
- Cùng xây dựng Liên Hà Thái thành “thủ phủ” ngành thiết bị bán dẫn 19.02.2024 | 09:01 AM
- Quỳnh Phụ: Kinh tế tiếp đà tăng trưởng 30.12.2023 | 15:34 PM
- Tập huấn nghiệp vụ an toàn điện cho các doanh nghiệp 09.09.2023 | 16:57 PM
- Trung tâm Khuyến công – Tư vấn phát triển công nghiệp: Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và an toàn điện 22.04.2023 | 21:36 PM
- Thành phố: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,58% 04.11.2022 | 18:43 PM
- Ký kết hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời 01.11.2022 | 15:12 PM
- Kiểm tra điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất 04.10.2022 | 15:37 PM
- Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình: Đối diện nguy cơ tạm dừng hoạt động do thiếu than 12.04.2022 | 10:03 AM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân