Nghề làm bún ở Đông Xuân
Có lẽ không một ai có thể nhớ chính xác nghề làm bún ở Đông Xuân có từ bao giờ. Hàng trăm năm nay người dân Đông Xuân đã biết làm bún để gánh đi khắp các nơi bán. Người dân nơi đây cho rằng cứ chùa Kênh(thôn Ký Con) có từ khi nào thì nghề làm bún có từ thời điểm đó, bởi thế mà trước đây người ta còn gọi là bún làng Kênh. Thời đó bún nơi đây đã nổi tiếng, họ đã coi bún như một món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày.
Anh Vũ Văn Trường, trưởng thôn Ký Con cho biết: trước đây Đông Xuân có hàng trăm hộ làm bún trong đó thôn Ký Con chiếm tới 90%. Đời nối tiếp đời, cứ khi gái lớn gả chồng, trai khôn lấy vợ, hộ nào hộ ấy đều phát triển nghề phụ và dần dần đã lan ra cả xã. Khởi đầu của nghề bún ở Đông Xuân người ta hoàn toàn làm thủ công như giã bột bằng cối đá, rầu bằng vại sành, vặn bún bằng tay...
Từ những năm 90 (thế kỷ XX) trở lại đây, nghề làm bún được cơ giới hóa, một số công đoạn được khí hóa điện và đến nay đã phát triển thêm một bước đột phá mới là đưa máy liên hoàn vào áp dụng, chỉ còn khâu cuối là vợt bún và làm sạch sợi bún, để hong khô là xong. Tuy nhiên để làm ra được sợi bún vừa dai, vừa dẻo lại không có mùi chua không phải nơi đâu cũng làm được. Theo anh Trường, người làm bún ở Đông Xuân luôn xác định khâu nhất phải là biết thửa gạo, gạo phải rắn và vo thật sạch, bột phải được xay thật tơ, mịn, dẻo quánh như đất nặn, dùng tay hớt bột lên chảy xuống thành hình núi lúc đó mới ổn và khi luộc bột độ dầy của quả bột phải chín được từ 1-1,5phân...
Có lẽ các hộ làm bún đã áp dụng đúng những kỹ thuật và kinh nghiệm từ đời xưa để lại nên đến nay thương hiệu về bún Làng Kênh vẫn còn mãi. Hiện nay do số lao động trẻ, khỏe đi làm tại các khu công nghiệp nhiều nên toàn xã chỉ còn 4 hộ làm bún công nghiệp, hơn chục hộ làm thủ công nhưng công suất vẫn không hề thua kém trước đó. Chúng tôi tìm vào nhà anh Vũ Quý Phương thôn Ký Con. Anh Phương lớn lên trong gia đình làm nghề bún truyền thống, sau khi lấy vợ được hơn 10 năm, hai vợ chồng anh lại tiếp tục duy trì và phát triển nghề. Đã hơn 10 năm mặn mòi với nghề, vừa làm anh chị vừa mang tâm huyết phục vụ tốt nhất cho khách hàng theo phương châm vệ sinh an toàn - bảo đảm chất lượng. Vì thế bún nhà anh làm ra đến đâu hết đến đó, từ ngày làm bún đến nay chưa bao giờ bị ế.
Trước đây khi còn làm thủ công, vợ chồng anh chỉ làm 40 -50 cân bún/ngày, thu nhập trên 1 triệu đồng/tháng. Nhưng từ năm 2008 sau khi đầu tư 30 triệu đồng vào mua máy liên hoàn nhà anh đã đẩy công suất lên trungbình 5 tạ bún/ngày. Hàng năm, anh chị đều cấy trên mẫu giống lúa phù hợp với làm bún nhưng con số đó vẫn chưa đủ để phục vụ thị trường tiêu thụ bún hàng ngày nên hiện nay cứ 3-4 ngày anh lại nhập trên 2 tạ gạo. Xác định làm công nghiệp nên anh chị chỉ tính lấy công làm lãi, vì vậy hàng ngày nhà anh có từ 7 -8 người đến mua buôn với giá gốc 4.500 đồng/kg bún. Tuy không phải là siêu lợi nhuận như một số mặt hàng khác, nhưng chỉ như vậy thôi anh chị đã có mức thu nhập lãi gấp trên 3 lần so với trước ngày.
Ngoài ra, anh chị còn cho thuê máy để làm với giá 1.000đồng/kg bột, trung bình lãi trên 200.000 đồng/ngày. Dự tính nếu thị trường tiêu thụ bún suôn sẻ như hiện nay thì anh chị sẽ mua thêm máy để đẩy công suất lên gấp đôi. So với nhà anh Phương, các hộ làm bún khác cũng thu nhập không kém, hộ anh Đặng Văn Cương cùng thôn đã làm 16 năm nay. Đến năm 2008 anh chị cũng mua máy liên hoàn, trung bình làm ra 3-4 tạ bún/ngày, có những thời điểm còn lên tới 1tấn bún/ngày. Đặc biệt hơn từ ngày làm bún đến nay nhà anh đều trực tiếp đi bán, cứ làm xong là cả nhà đều đi đổ cho các đại lý tới hết mới về. Vì thế mà mức thu nhập của nhà anh cũng đạt khá cao, trung bình đạt trên 3 triệu đồng/tháng.
Trong xã còn có hơn 10 hộ làm bún thủ công rải rác trong xã, trung bình xuất ra thị trường 40-50 kg bún/ngày. Như vậy có thể khẳng định trước đây hay bây giờ Đông Xuân vẫn là địa chỉ cung cấp bún số 1 của khu vực. Tuy nhiên để giữ vững thương hiệu này nhất định phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương trong khâu xử lý nước thải bởi bản chất của nghề bún là phải ngâm gạo, bột thật chua mới làm được.
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Tiền Hải: Doanh nghiệp vượt khó tăng tốc sản xuất cuối năm 20.10.2024 | 11:17 AM
- Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về an toàn điện cho doanh nghiệp 19.10.2024 | 18:21 PM
- Cùng xây dựng Liên Hà Thái thành “thủ phủ” ngành thiết bị bán dẫn 19.02.2024 | 09:01 AM
- Quỳnh Phụ: Kinh tế tiếp đà tăng trưởng 30.12.2023 | 15:34 PM
- Tập huấn nghiệp vụ an toàn điện cho các doanh nghiệp 09.09.2023 | 16:57 PM
- Trung tâm Khuyến công – Tư vấn phát triển công nghiệp: Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và an toàn điện 22.04.2023 | 21:36 PM
- Thành phố: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,58% 04.11.2022 | 18:43 PM
- Ký kết hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời 01.11.2022 | 15:12 PM
- Kiểm tra điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất 04.10.2022 | 15:37 PM
- Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình: Đối diện nguy cơ tạm dừng hoạt động do thiếu than 12.04.2022 | 10:03 AM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân