Quỳnh Phụ: Kinh tế tiếp đà tăng trưởng
Tập trung công tác quy hoạch và giải phóng mặt bằng
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm từ đầu nhiệm kỳ đến nay được huyện Quỳnh Phụ chú trọng là tập trung cho công tác quy hoạch và giải phóng mặt bằng (GPMB) để thúc đẩy phát triển kinh tế, trong đó công tác quy hoạch được huyện đặc biệt chú trọng, xác định là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược hợp tác phát triển kinh tế vùng.
Ông Vũ Xuân Hùng, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Quỳnh Phụ cho biết: Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch, thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã giai đoạn 2021 - 2030; quy hoạch thị trấn An Bài và vùng phụ cận, đô thị Quỳnh Ngọc, đô thị An Đồng đã được UBND tỉnh phê duyệt; quy hoạch đô thị Quỳnh Côi và vùng phụ cận đang hoàn thiện trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt. Công tác lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu dân cư (KDC), khu đô thị được tích cực triển khai thực hiện. Đến nay, huyện đã hoàn thành quy hoạch các KDC: Quỳnh Hưng giai đoạn 1, giai đoạn 2, Đồng Quỳnh, điều chỉnh quy hoạch KDC Hải Vân Lương, KDC Quỳnh Ngọc, KDC An Đồng… và quy hoạch KDC nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại xã An Thanh. Việc quy hoạch đã tạo nguồn lực lớn để triển khai đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật của các địa phương và của huyện.
Song song với công tác quy hoạch, trong năm công tác GPMB tiếp tục được huyện chỉ đạo quyết liệt và đạt nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện đã thực hiện GPMB 29 dự án, với nhiều dự án trọng điểm như: dự án khu công nghiệp cầu Nghìn giai đoạn II, dự án cụm công nghiệp Đông Hải giai đoạn II... Phong trào nhân dân hiến đất làm đường giao thông tiếp tục nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân ở khắp các địa phương, đến nay toàn huyện đã có 4.117 hộ đồng thuận, tự nguyện hiến đất không đòi lại với trên 347.350m2, tổng giá trị đất hiến gần 500 tỷ đồng. Nhờ làm tốt công tác quy hoạch và GPMB đã tạo thuận lợi cho công tác thu hút đầu tư. Năm 2023, huyện đã tham gia ý kiến để cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 18 dự án trọng điểm trên địa bàn; thực hiện cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho 318 trường hợp với số vốn đăng ký 1.267,8 tỷ đồng, tăng 11,59 % so với năm 2022. Thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Tăng cường thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện”, đến nay trên địa bàn huyện có 2 khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp. Huyện đang tích cực phối hợp với các sở, ngành của tỉnh để nhà đầu tư triển khai dự án khu công nghiệp dược - sinh học tại 4 xã: Đông Hải, An Vinh, Quỳnh Trang và Quỳnh Xá; dự án sân golf Quỳnh Lâm tại xã Quỳnh Lâm; dự án cảng cạn tại xã Quỳnh Trang; dự án khu đô thị dược - sinh học tại xã Quỳnh Hưng… qua đó thúc đẩy giá trị sản xuất khu công nghiệp, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Năm 2023, năng suất lúa vụ xuân huyện Quỳnh Phụ tiếp tục dẫn đầu toàn tỉnh khi đạt năng suất 71,71 tạ/ha.
Phát huy lợi thế từ nông nghiệp
Xác định rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của huyện, năm 2023 huyện ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, huyện chỉ đạo các địa phương thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29 của HĐND tỉnh về tích tụ ruộng đất và liên kết tổ chức sản xuất. Toàn huyện hiện có 319 hộ tích tụ, thuê mượn được trên 1.325ha, quy mô từ 2ha trở lên, trong đó 95 hộ quy mô từ 5ha trở lên để cấy lúa, trồng dược liệu và rau màu cho hiệu quả kinh tế cao.
Cùng với tích tụ ruộng đất, Quỳnh Phụ triển khai nhiều mô hình sản xuất mới theo hướng liên kết chuỗi, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng mạnh mẽ cơ giới hóa vào sản xuất. Hiện tại, trên địa bàn huyện đã hình thành một số mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, tạo vùng nguyên liệu lớn, ổn định và có liên kết tiêu thụ nông sản như: mô hình nâng cao giá trị sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm tại xã An Mỹ, diện tích gần 200ha; mô hình cánh đồng không bờ cấy lúa TBR225 xã An Tràng, quy mô gần 50ha; mô hình nâng cao giá trị sản xuất lúa nếp Tam Xuân ở xã An Thanh, quy mô gần 50ha; mô hình cánh đồng liên kết sản xuất lúa Nhật ở xã Quỳnh Thọ, quy mô trên 40ha; mô hình liên kết, áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất ở HTX An Ninh với diện tích trên 30ha…; tổ chức quy hoạch vùng chuyên canh màu mang lại giá trị kinh tế cao như vùng chuyên canh rau màu của Quỳnh Hải cho giá trị kinh tế từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Quỳnh Phụ năm 2023 tăng 16,1% so với năm 2022.
Giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế
Năm 2023, tổng giá trị sản xuất huyện Quỳnh Phụ ước đạt 26.255,7 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2022, trong đó khu công nghiệp ước đạt 4.692 tỷ đồng, tăng 11,3%; các lĩnh vực còn lại ước đạt 21.563,7 tỷ đồng tăng 13,4%. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 3.789,9 tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm 2022; công nghiệp, xây dựng ước đạt 19.130,9 tỷ đồng, tăng 16,2%; thương mại và dịch vụ ước đạt 3.334,9 tỷ đồng, tăng 8,6%. Tổng thu ngân sách lũy kế ¬ước thực hiện 2.454,7 tỷ đồng, bằng 99,6% so với dự toán năm 2022. Đặc biệt, trong xây dựng NTM nâng cao, đến nay Quỳnh Phụ có 6 xã đã được tỉnh công nhận xã NTM nâng cao và đến hết năm 2023 xã An Thái được công nhận xã NTM kiểu mẫu; 2 xã (An Thanh và An Ấp) đề nghị công nhận xã NTM nâng cao, qua đó sẽ nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM nâng cao toàn huyện lên 8 xã và 1 xã đạt NTM kiểu mẫu. Quỳnh Phụ cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh có xã được công nhận NTM kiểu mẫu.
Theo ông Nguyễn Tiến Quyền, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ, để có kết quả trên, ngay khi ban hành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện đã xây dựng lộ trình, bước đi chi tiết, cụ thể với từng giai đoạn, từ đó có những giải pháp phù hợp; tập thể lãnh đạo từ huyện đến cơ sở quyết tâm chính trị cao, có hướng đi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Cùng với đó là sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân trong mọi hoạt động, nhất là trong công tác GPMB. Thời gian tới, huyện Quỳnh Phụ phấn đấu tiếp tục giữ vững ổn định và bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, thực hiện hiệu quả chuyển đổi cơ cấu kinh tế; tập trung xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp... quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Nguyễn Cường
Tin cùng chuyên mục
- Tiền Hải: Doanh nghiệp vượt khó tăng tốc sản xuất cuối năm 20.10.2024 | 11:17 AM
- Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về an toàn điện cho doanh nghiệp 19.10.2024 | 18:21 PM
- Cùng xây dựng Liên Hà Thái thành “thủ phủ” ngành thiết bị bán dẫn 19.02.2024 | 09:01 AM
- Tập huấn nghiệp vụ an toàn điện cho các doanh nghiệp 09.09.2023 | 16:57 PM
- Trung tâm Khuyến công – Tư vấn phát triển công nghiệp: Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và an toàn điện 22.04.2023 | 21:36 PM
- Thành phố: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,58% 04.11.2022 | 18:43 PM
- Ký kết hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời 01.11.2022 | 15:12 PM
- Kiểm tra điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất 04.10.2022 | 15:37 PM
- Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình: Đối diện nguy cơ tạm dừng hoạt động do thiếu than 12.04.2022 | 10:03 AM
- Doanh nghiệp gốm sứ “tiến thoái lưỡng nan” 22.03.2022 | 09:09 AM
Xem tin theo ngày
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực