Thứ 7, 18/05/2024, 15:54[GMT+7]

Sáu ngành công nghiệp ưu tiên hợp tác Việt – Nhật

Thứ 6, 09/08/2013 | 16:28:39
809 lượt xem
Sáu ngành công nghiệp ưu tiên được tập trung phát triển thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế, bao gồm: Điện tử; Máy nông nghiệp; Chế biến nông, thủy sản; Đóng tàu; Môi trường và tiết kiệm năng lượng; Sản xuất ô-tô và phụ tùng ô-tô.

Sản xuất ô-tô và phụ tùng ô-tô là một trong những lĩnh vực hai bên ưu tiên hợp tác

Đó là nội dung quan trọng trong “Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Namon> trong khuôn khổ hợp tác Việt Namon> - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt.

 

Chiến lược sẽ tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư và tăng hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và của Nhật Bản nói riêng vào Việt Nam; tạo dựng và củng cố liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp trong nước; thúc đẩy chuyển giao, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Huy động tối đa sự tham gia của Chính phủ - doanh nghiệp - nhà khoa học của Việt Nam và Nhật Bản vào toàn bộ quá trình xây dựng, thực hiện và đánh giá hiệu quả phát triển các ngành công nghiệp được lựa chọn.

 

Năm 2012, kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã đạt gần 25 tỷ USD, gấp 10 lần năm 1995.

 

Tại Hội thảo giới thiệu Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 8-8, tại Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuệ Anh, Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết: “Cách tiếp cận xây dựng chiến lược không ôm đồm quá nhiều ngành mà sẽ chỉ tập trung ưu tiên phát triển một vài ngành. Ở đây là sáu ngành đã được xác định lựa chọn trên những tiêu chí cụ thể trên cơ sở xây dựng kế hoạch hành động có tính khả thi cao để phát triển từng ngành đã chọn, thu hút sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp”.

 

Đến năm 2020, sáu ngành được ưu tiên phát triển nói trên sẽ đi đầu trong áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với bảo đảm tính hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam; giá trị sản xuất của các ngành ưu tiên tăng tối thiểu 20% hàng năm và đóng góp tối thiểu 35% vào tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Đồng thời, sáu ngành này sẽ đứng trong số mười ngành có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất. Định hướng giai đoạn 2020 – 2030 là tăng cường mối liên kết ngành sản xuất sản phẩm cuối cùng với ngành sản xuất đầu vào nguyên liệu, ngành sản xuất đầu vào trung gian và ngành dịch vụ, hình thành cơ cấu công nghiệp nhất quán từ thượng nguồn, trung nguồn tới hạ nguồn.

 

Từ năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Namon> trong khuôn khổ hợp tác Việt Namon> - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Ban Chỉ đạo được giao nhiệm vụ chủ trì việc xây dựng, công bố và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược này.

Nguồn nhandan.com

  • Từ khóa