Hưng Hà - Thái Bình Những nghề tạo bước đột phá công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay, Hưng hà có 42 làng nghề và 2 xã nghề được UBND tỉnh công nhận; trong đó có 21 làng nghề dệt chiếu, 10 làng nghề dệt khăn; 5 làng nghề mây tre đan, 3 làng nghề sản xuất bún bánh, 2 làng nghề sản xuất đồ mộc, 1 làng nghề sản xuất hương.
Theo đánh giá của Hưng Hà có 8/42 làng nghề hoạt động tốt, đạt giá trị sản xuất cao, chiếm tỷ trọng trên 75% so với tổng giá trị sản xuất của các làng nghề và số lao động, hộ nghề. Điển hình như nhóm nghề dệt khăn vải, dệt chiếu, chế biến lương thực...đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng dần tỷ trọng CN – TTCN.
Nghề và làng nghề ở Hưng Hà rất phong phú đa dạng, vừa có làng chuyên một nghề như làng dệt Phương La ( Thái Phương), dệt Tiền Phong ( Hưng Nhân), dệt chiếu Hải Triều ( Tân Lễ). Bên cạnh đó lại có nhiều làng sản xuất đa nghề, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, như làng Phan ( Hòa Tiến), làng Gạo ( Hồng An), Do Đạo (Tiến Đức) và một số làng nghề ở thị trấn Hưng Nhân.
Chính những nghề và làng nghề này đã tạo bước đột phá trong hoạt động sản xuất CN – TTCN trong 5 năm (2005 – 2010) qua ở Hưng Hà; giá trị sản xuất bình quân đạt 1.059 tỷ đồng, tăng 256,79% so với bình quân 5 năm (2001 – 2005). Đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động, năm 2005 số lao động làm nghề có 46.065 người, chiếm 34% so với lao động chung toàn huyện; năm 2009 lao động CN – TTCN tăng lên 56.483 người, chiếm 41,2%.
Trong các nghề, nghề dệt khăn được đánh giá đứng vị trí thứ nhất về quy mô sản xuất, giá trị, thu hút lao động, hướng phát triển tốt có thể nhân rộng so với các làng nghề khác. Thực tế cho thấy, từ một làng nghề dệt Phương La trước đây, nay đã phát triển rộng ra 26 xã. Năm 2009, toàn huyện có 4.675 máy dệt, tăng gần 1.500 máy so với năm 2005; giá trị sản xuất đạt 573 tỷ đồng, chiếm 47% so với giá trị sản xuất CN – TTCN chung của huyện.
Một số xã điển hình phát triển nghề dệt, máy dệt như Thái Phương có 2.444 máy, Minh Tân 550 máy, Độc Lập 403 máy, Thái Hưng 255 máy. Và nghề này đã kéo theo nghề may khăn phát triển. Năm 2009, toàn huyện có 7.273 máy khăn, thu hút trên 8 nghìn lao động, giá trị đạt 64.734 triệu đồng.
Kế tiếp là nghề dệt chiếu, xuất phát từ một làng dệt chiếu Hới, nay đã lan rộng ra nhiều làng ở Tân Lễ, Hưng Nhân; tốc độ sản xuất tăng trưởng bình quân 13%/ năm, sản lượng đạt 7 – 9 triệu lá chiếu/ năm. Đây là nghề cho giá trị sản xuất tương đối cao, như năm 2009 đạt 251 tỷ đồng, chiếm 21% so với giá trị sản xuất CN – TTCN chung toàn huyện.
Có được kết quả này, có thể nói nghề dệt chiếu đang theo xu hướng giảm số khung dệt thủ công thay vào đó là dệt bằng máy nên năng suất, chất lượng ngày càng tăng cao.
Một con số có thể nói được nhiều điều khi các hộ đã mạnh dạn đầu tư công nghệ vào sản xuất: Năm 2009 Hưng Nhân chỉ còn 375 khung dệt thủ công, giảm 1.081 khung; Tân Lễ còn 770 khung, giảm 1.588 khung; những xã khác số khung dệt giảm tới 90% so với năm 2008.
Tuy nhiên, thay vào đó số lượng máy dệt chiếu lại tăng rất nhanh: Năm 2007 ở các làng nghề mới có 3, đến nay đã có 89 máy, trong đó Tân Lễ có 68 máy, Hưng Nhân 21 máy. Song, sự thay đổi này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, mới đạt 85%, còn lại phải nhập chiếu thô ở Quỳnh Phụ, Thanh Hóa.
Do đó, nghề dệt chiếu cói vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, nếu được đầu tư về vốn, mặt bằng sản xuất. Không chỉ phát triển mạnh nghề dệt chiếu cói, mấy năm gần đây đã có một số hộ ở Tân Lễ du nhập nghề dệt chiếu nilon về.
Mới đầu bà Vũ Thị Du nhập 13 máy từ Trung Quốc về, sản xuất đạt 195.000 lá chiếu/ năm; đến nay đã có thêm 4 hộ đầu tư xây dựng nhà xưởng, với tổng số máy là 53 chiếc, sản lượng đạt 812 nghìn lá/ năm, giá trị sản xuất đạt 32 tỷ đồng/ năm. Dệt chiếu nilon chủ yếu là các hạt nhựa phế liệu nên nguyên liệu đầu vào rất dồi dào không như chiếu cói, đồng thời sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà đã xuất khẩu sang Lào, Campuchia.
Nghề dệt chiếu nilon hiện đang phát triển mạnh và nhiều hộ dân có xu hướng đầu tư mở rộng sản xuất. Đối với nhóm nghề chế biến lương thực cũng có giá trị sản xuất cao, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong sản xuất CN ở Hưng Hà. Các sản phẩm chủ yếu là bún bánh, xay sát gạo hàng hóa, men thức ăn chăn nuôi.
Trước đây chế biến lương thực, thực phẩm chủ yếu bằng thủ công, nhưng nay đã thay thế dần bằng máy, như 24 máy tráng bánh đa liên hoàn ở làng Me (Tân Hòa), 16 máy tráng bánh cuốn ở Canh Nông (Điệp Nông)...
Nhóm nghề này hiện đang phát triển tương đối mạnh, đem lại giá trị sản xuất cao; năm 2009 đạt 138,9 tỷ đồng, chiếm 8,8% giá trị sản xuất CN chung của huyện. Hay nghề sản xuất đồ gỗ hiện có mặt ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Để bảo đảm sản xuất tập trung, xây dựng thương hiệu, Hưng Hà đang dần hình thành những làng nghề, cơ sở sản xuất có uy tín với thị trường, như làng Vế (Canh Tân), làng Phan (Hòa Tiến), Riệc (Tân Hòa).
Các sản phẩm rất phong phú đa dạng, từ mộc dân dụng, mỹ nghệ đến đồ gỗ cao cấp, cung ứng cho thị trường nội địa và một phần xuất khẩu. Để tiếp tục đưa nghề và làng nghề phát triển, tạo những bước đột phá mới cho giá trị sản xuất CN – TTCN chung trong toàn huyện, Hưng Hà phấn đấu năm 2010 đạt 1.457 tỷ đồng, đến 2015 đạt 3.378 tỷ đồng. Với mục tiêu này Hưng Hà đang tập trung vào phát triển một số nghề chủ lực như nghề dệt khăn, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt chiếu cói, đồ mộc.
Hưng Hà sẽ triển khai quy hoạch rõ các vùng nghề, làng nghề có lợi thế cạnh tranh trên thị trường; ưu tiên các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, hạn chế các nghề sử dụng công nghệ lạc hậu, cũ gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện, đường giao thông nông thôn, nhất là trong các xã, thị trấn có nghề, làng nghề phát triển.
Nguyên Bình
Tin cùng chuyên mục
- Tiền Hải: Doanh nghiệp vượt khó tăng tốc sản xuất cuối năm 20.10.2024 | 11:17 AM
- Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về an toàn điện cho doanh nghiệp 19.10.2024 | 18:21 PM
- Cùng xây dựng Liên Hà Thái thành “thủ phủ” ngành thiết bị bán dẫn 19.02.2024 | 09:01 AM
- Quỳnh Phụ: Kinh tế tiếp đà tăng trưởng 30.12.2023 | 15:34 PM
- Tập huấn nghiệp vụ an toàn điện cho các doanh nghiệp 09.09.2023 | 16:57 PM
- Trung tâm Khuyến công – Tư vấn phát triển công nghiệp: Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và an toàn điện 22.04.2023 | 21:36 PM
- Thành phố: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,58% 04.11.2022 | 18:43 PM
- Ký kết hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời 01.11.2022 | 15:12 PM
- Kiểm tra điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất 04.10.2022 | 15:37 PM
- Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình: Đối diện nguy cơ tạm dừng hoạt động do thiếu than 12.04.2022 | 10:03 AM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân