Thứ 2, 20/05/2024, 11:57[GMT+7]

Những tiếng nói trước thềm đại hội Phát triển ngành kinh tế chủ lực, phục vụ có hiệu quả CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn

Thứ 3, 19/10/2010 | 15:52:39
2,451 lượt xem
Phát triển công nghiệp Thái Bình với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và bền vững, trên cơ sở phát huy nội lực của tỉnh, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.

Đồng chí: Đào Minh Hải. Giám đốc Sở Công thương

Cụ thể cần phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may, công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện, điện tử, công nghệ cao, tìm kiếm khai thác dầu khí, than nâu, các sản phẩm CN-TTCN có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp phụ trợ.

Đầu tư phát triển công nghiệp theo chiều sâu, mở rộng quy mô, tăng cường năng lực sản xuất mới, hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh và bảo vệ môi trường an ninh quốc phòng, thúc đẩy chuyển nhanh cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế.

Cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 và quy hoạch mạng lưới các khu, cụm, điểm công nghiệp làng nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những dự án lớn, các dự án công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, đóng góp ngân sách nhà nước lớn của các doanh nghiệp nước ngoài,các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty. Cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ cương trong hoạt động đầu tư, chấn chỉnh và nâng cao năng lực, hiệu quả cơ chế "một cửa" của UBND tỉnh. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, giải phóng mặt bằng để tạo quỹ "đất sạch" cho các dự án đầu tư, đồng thời quan tâm giải quyết các vấn đề lao động, việc làm và đảm bảo đời sống của nhân dân.

- Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới gồm các ngành như công nghiệp cơ khí, công nghiệp hoá chất và đặc biệt chú trọng công nghiệp chế biến lương thực lực phẩm.

- Duy trì và mở rộng các làng nghề hiện có gắn với bảo vệ môi trường, phát triển thêm làng nghề, du nhập nghề mới, sử dụng hiệu quả nguồn vốn khuyến công.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo và đào tạo lại, có chính sách chuyển đổi cơ cấu lao động hợp lý.

Đào Minh Hải

  • Từ khóa