Cảnh báo gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bệnh nhân sốt xuất huyết vừa nhập Khoa Truyền nhiễm điều trị chiều ngày 28/7 được theo dõi hạ sốt kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Trung Tuyến, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Từ đầu tháng 7/2017 đã có rải rác bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám và nhập khoa điều trị. Tuy nhiên, đến ngày 10/7, tại Khoa Truyền nhiễm đã có 10 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập khoa. Những ngày gần đây, số bệnh nhân sốt xuất huyết tăng mạnh, trung bình khoảng 30 người đến khám/ngày, khoảng 1 nửa nhập viện điều trị nội trú. Trong đó, ngày 19/7 có 20 ca sốt xuất huyết điều trị nội trú; ngày 25 có 22 ca; ngày 26 có 33 ca; ngày 27 tăng lên 35 ca điều trị nội trú.
Đến chiều ngày 28/7, khi chúng tôi có mặt tại Khoa Truyền nhiễm, số ca sốt xuất huyết đang điều trị đã tăng lên 42 ca và vẫn đang rải rác có bệnh nhân nhập viện, ra viện. Bệnh nhân sốt xuất huyết đều đến từ các huyện, thành phố và chủ yếu là đối tượng người lao động, học sinh về từ Hà Nội và tỉnh ngoài khi đã mắc bệnh, hoặc về nhà mới mắc bệnh trong khoảng thời gian 15 ngày (yếu tố ngoại tỉnh). Tuy nhiên cũng đã xuất hiện bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại khoa mà trong vòng vài tháng trước đó bản thân và gia đình không có ai đi xa ra khỏi tỉnh (nội tỉnh).
Chị Vũ Thu Thủy, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, người nhà bệnh nhân Dư Phương Thảo, 14 tuổi cho biết: Cách đây nửa tháng, cháu Thảo có đi chơi ở nhà người thân ở Hà Nội, về nhà vài ngày thì có biểu hiện mắc bệnh. Gia đình đưa cháu ra trạm xá xã khám, được truyền nước và uống thuốc hạ sốt song không đỡ nên chuyển Bệnh viện Đa khoa Kiến Xương. Lúc này cháu có biểu hiện bệnh nặng, đau đầu, mệt mỏi và sung huyết nên được chuyển viện lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị. Sau 5 ngày điều trị, đến nay tình trạng sức khỏe cháu đã tốt hơn nhiều, đã hạ sốt và các vết sung huyết ngoài da giảm dần, người đỡ nhức mỏi.
Cũng tương tự bệnh nhân Thảo, bệnh nhân Đào Thị Thu Hà ở xã Đông Phong, Đông Hưng; bệnh nhân Hoàng Thị Nguyệt, xã Minh Tân, huyện Kiến Xương đều đi lao động, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội mới về thăm nhà. Khi về, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau đầu, mỏi mắt, uống thuốc hạ sốt chỉ giảm trong thời gian ngắn. Khi đến Bệnh viện khám mới biết mắc sốt xuất huyết và được nhập viện điều trị do tình trạng bệnh nặng, tiểu cầu giảm mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Trung Tuyến, Trưởng khoa Truyền nhiễm kiểm tra tình trạng xuất huyết ngoài da của bệnh nhân.
Đặc biệt, tại Khoa Truyền nhiễm đã có những bệnh nhân sốt xuất huyết nội tỉnh, đến từ huyện Vũ Thư, Thái Thụy..., trong đó, có 3 bệnh nhân là ba bố con cùng ở một địa chỉ.
Bệnh nhân Đầu Văn Dương, thôn Xuân Nam, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy cho biết: Lúc đầu là anh, sau đến hai con 1 trai, 1 gái có biểu hiện mắc sốt, mệt mỏi, đau nhức khắp người, có xuất huyết nên đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Thái Thụy mới biết mắc bệnh sốt xuất huyết, sau đó được chuyển lên điều trị tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trước đó, anh và các con chỉ ở địa phương, không ai di chuyển ra tỉnh ngoài.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Tuyến, tình trạng bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viên gia tăng là điều bất thường, trong đó xuất hiện nhiều bệnh nhân nặng phải chuyển tuyến trên điều trị. Hiện Khoa Truyền nhiễm đang đông bệnh nhân và đã có bệnh nhân phải nằm ghép. Để tránh ùn tắc, bệnh viện chỉ nhập viện điều trị nội trú những bệnh nhân nặng, điều trị ngoại trú và chuyển tuyến dưới những bệnh nhân nhẹ. Tuy nhiên dự báo trong những ngày tới bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện sẽ vẫn tiếp tục gia tăng.
Tình trạng gia tăng bệnh nhân cũng đồng thời cảnh báo nguy cơ lây lan sốt xuất huyết trong cộng đồng rất cao, bởi sốt xuất huyết lây truyền do trung gian là muỗi vằn, hút máu lây từ người bệnh sang người lành. Vì vậy, bác sĩ Tuyến khuyến cáo, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh như ngủ màn, phát quang bụi rậm, diệt loăng quăng, phun thuốc diệt muỗi... Những người có biểu hiện mắc sốt xuất huyết như sốt cao, sốt đột ngột, có dấu hiệu xuất huyết ngoài da và chảy máu cam, đau đầu, đau nhức mỏi toàn thân, nôn mửa thì không tự uống thuốc điều trị ở nhà mà cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, đồng thời báo cho y tế địa phương biết để có biện pháp phòng chống dịch.
Hà Dung
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam