Thứ 4, 24/07/2024, 04:24[GMT+7]

Tạo ra loài chuột ngửi được ánh sáng

Thứ 6, 31/12/2010 | 14:26:25
1,318 lượt xem
Trong số các đặc tính của sinh vật và cả con người, cảm nhận thế giới xung quanh mình bằng khứu giác cho tới nay vẫn là điều bí hiểm nhất.

Loài chuột ngửi được ánh sáng được tạo ra trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: Pravda).

Để tìm hiểu vùng nào trên não phụ trách hoạt động của khứu giác, các nhà khoa học đã tạo ra những con chuột biết ngửi… ánh sáng bằng cách cấy gen chịu trách nhiệm tổng hợp chất protein cảm nhận ánh sáng vào các tế bào trong mũi của chúng.

 

Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết bằng cách nào hệ thần kinh của chúng ta có thể xử lý thông tin và cảm nhận mùi. Vùng nào trên não chịu trách nhiệm về điều này cũng chính là đề tài ít được nghiên cứu nhất.

 

Các nghiên cứu rất phức tạp ở chỗ, các sinh vật thường cảm nhận không chỉ một mà nhiều mùi cùng lúc. Việc tìm hiểu tế bào thần kinh nào phản ứng với mùi nào trong số rất nhiều tế bào thần kinh là việc khó khăn. Thế nhưng mới đây đã tìm được phương pháp để gỡ “cuộn chỉ khứu giác” rối tung này.

 

Nhóm các nhà khoa học do giáo sư Sinh học phân tử và tế bào Venkateshem Murthy, Trường ĐH Harvard đứng đầu đã thực hiện một thí nghiệm rất thú vị với sự tham gia của một nhóm các chú chuột bạch rất tài năng. Các chú có thể “ngửi” được… những tia sáng. Tài năng của các chú là do công nghệ gen mang lại.

 

Người ta ghép nhân tế bào màng nhầy của mũi có khả năng cảm nhận mùi (bản chất là một tổ hợp gen, tham gia vào việc tổng hợp protit, gọi là rodopsin) vào những con vật này. Rodopsin có trong võng mạc của mắt các loài vật, chức năng của nó là cảm nhận ánh sáng. Nhờ vậy đã tạo ra trong cơ quan khứu giác của chuột khả năng phản ứng với ánh sáng chẳng khác gì phản ứng với mùi.

 

Vì sao trong các thí nghiệm này, người ta lại chọn ánh sáng làm chất kích thích ? Bởi đa số các sinh vật chỉ nhận biết được một phần nhỏ quang phổ của ánh sáng, chẳng hạn màu xanh, màu đỏ hoặc màu tím. Trong khi đó, chúng ta nhận biết được hầu như toàn bộ các màu, nhưng phân biệt mùi lại tồi.

 

Sau khi đã tạo ra được những con chuột “ngửi được ánh sáng”, các nhà khoa học đặt chúng vào chỗ sáng và xem khi tiếp xúc với ánh sáng vùng nào trên não sẽ phản ứng. Từ đó đã lập ra được một tấm bản đồ những khu vực nào trên não chuột bị kích thích khi “ngửi” một tia sáng cũng như vùng nào trên vỏ của bán cầu não xử lý các thông tin về mùi.

 

Theo khoahoc.com

 

 

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày