Thứ 6, 09/08/2024, 22:30[GMT+7]

5 kinh nghiệm giám sát chuyên đề của HÐND huyện Kiến Xương

Thứ 5, 27/11/2014 | 08:40:12
1,588 lượt xem
Theo quy định của pháp luật, hình thức giám sát của HĐND gồm: giám sát thường xuyên, giám sát đột xuất và giám sát chuyên đề. Dù với hình thức nào thì mục tiêu đề ra cho mỗi cuộc giám sát là phải bảo đảm chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định của địa phương và nghị quyết của HĐND được tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm minh, đạt hiệu quả thiết thực. Do đó, nâng cao hiệu quả giám sát, đặc biệt là giám sát chuyên đề là nỗ lực không ngừng của HĐND huyện Kiến Xươ

Đồng chí Nguyễn Văn Đức, Ủy viên Thường trực HĐND huyện Kiến Xương phát biểu tại hội nghị tiếp xúc với đại biểu cử tri cụm xã Vũ Thắng.

Đồng chí Nguyễn Văn Đức, Ủy viên Thường trực HĐND huyện Kiến Xương cho biết: Ngay từ đầu năm, Thường trực HĐND huyện đã phối hợp với các ban của HĐND, các tổ đại biểu HĐND xây dựng kế hoạch triển khai chương trình giám sát cả năm, xác định rõ nội dung, dự kiến thời gian, địa điểm giám sát, tạo sự chủ động, tránh chồng chéo; nội dung giám sát trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND và các ban của HĐND huyện Kiến Xương đã tổ chức thành công nhiều cuộc giám sát chuyên đề về xây dựng nông thôn mới; thu tiền sử dụng đất đối với các tổ chức, hộ gia đình thuê đất sản xuất, kinh doanh; quy hoạch, đấu giá quyền sử dụng đất và sử dụng tiền đấu giá quyền sử dụng đất vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng; công tác bảo đảm vệ sinh môi trường của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện... Sau mỗi cuộc giám sát, Thường trực HĐND huyện đều đưa ra các kiến nghị với Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và UBND huyện chỉ đạo giải quyết, chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, tồn tại. Thông qua các cuộc giám sát chuyên đề đã giúp cho UBND huyện kịp thời điều chỉnh trong chỉ đạo, điều hành các ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, đề án thực hiện tại địa phương. Đơn cử như cuộc giám sát việc vận hành khu xử lý rác thải thị trấn Thanh Nê, Thường trực HĐND huyện đổi mới theo hướng kết hợp giữa kiểm tra thực tế với xem xét báo cáo, tăng cường đối thoại trực tiếp, kết luận giám sát tập trung đánh giá kết quả đã đạt được, chỉ rõ tồn tại, hạn chế và kiến nghị, đề xuất những giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế. Ông Phạm Văn Thuyết, xã Quang Hưng nhận thấy: “Tại các cuộc tiếp xúc cử tri gần đây, HĐND huyện đã tăng cường đối thoại với cử tri để nắm bắt tâm tư, tình cảm của cử tri, nhiều vấn đề cử tri kiến nghị được đưa vào phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND hoặc kiến nghị các cấp, các ngành giải quyết. HĐND huyện còn giám sát việc thực hiện lời hứa trước dân của lãnh đạo các ngành, sau đó phản hồi kết quả tới cử tri. Vì thế, nhân dân ngày càng tin tưởng vào hoạt động của cơ quan đại diện quyền và lợi ích của mình”.

Cũng theo đồng chí Nguyễn Văn Đức, để giám sát thành công, hàng năm Thường trực HĐND, các ban của HĐND huyện đều căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của địa phương chủ động xây dựng kế hoạch giám sát, nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, phương pháp, lực lượng và đối tượng giám sát. Kinh nghiệm thứ hai mà đồng chí cho biết là các quyết định tổ chức đoàn giám sát, nội dung giám sát, lựa chọn cán bộ chuyên môn và thường trực HĐND các xã, thị trấn tham gia phối hợp giám sát bảo đảm quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, nghị quyết của HĐND đã ban hành để những kiến nghị, đề xuất sau giám sát có tính pháp lý cao. Lịch giám sát phải cụ thể để các đối tượng giám sát có thời gian chuẩn bị báo cáo, các thành viên đoàn giám sát chủ động bố trí công việc tham gia giám sát đầy đủ là kinh nghiệm thứ ba. Đối với những cuộc giám sát không thông báo trước cho đối tượng chịu sự giám sát, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn vì tính khách quan thì phải chuẩn bị giấy chứng nhận đại biểu HĐND để cuộc giám sát diễn ra suôn sẻ. Kinh nghiệm tiếp theo là triển khai cuộc giám sát phải bám sát kế hoạch đã đề ra, bảo đảm công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự của pháp luật, không làm cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Kinh nghiệm cuối cùng là kết luận phải có sự thống nhất của các thành viên đoàn giám sát, chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm, hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện, đề xuất hướng khắc phục, giải quyết khó khăn cho đối tượng chịu sự giám sát, kiến nghị bất cập của cơ chế, chính sách tới cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh. Sau giám sát, phải làm tốt công tác theo dõi, hướng dẫn HĐND các xã, thị trấn đôn đốc đối tượng chịu sự giám sát thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của cuộc giám sát, giữ vững kỷ cương của pháp luật.

Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, các cuộc giám sát chuyên đề của HĐND các cấp chưa đạt được kết quả như mong đợi chủ yếu là do nội dung giám sát chưa trọng tâm, trọng điểm, chưa đầu tư xây dựng kế hoạch giám sát bài bản, chưa phát huy được vai trò của từng đại biểu… Nhưng với 5 kinh nghiệm đúc rút từ nhiều cuộc giám sát chuyên đề thành công, HĐND huyện Kiến Xương đã dần khắc phục được các hạn chế mà đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh đã chỉ ra.

Thu Hiền

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày