Giải quyết nhiều vấn đề mới, khó, cấp bách, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
Thông báo kết luận nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao công tác chuẩn bị tài liệu về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình) năm 2023, điều chỉnh Chương trình năm 2022 của Chính phủ, công tác thẩm tra của Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy trong thời gian qua, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, công tác xây dựng thể chế đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm chú trọng, có nhiều cố gắng, đổi mới.
Thảo luận kỹ lưỡng, thận trọng
Chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị, phiên họp chuyên đề bàn về công tác xây dựng pháp luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiều đổi mới trong chỉ đạo việc thực hiện Chương trình, cho ý kiến, thảo luận kỹ lưỡng, thận trọng các dự án luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội.
Lãnh đạo Quốc hội đã chủ động làm việc từ sớm để cho ý kiến chỉ đạo về định hướng xây dựng, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Quốc hội đã tổ chức các kỳ họp thường lệ, kỳ họp bất thường, xem xét, thảo luận kỹ về các dự án luật, dự thảo nghị quyết.
Cùng với đó, Đảng đoàn Quốc hội đã xây dựng, trình Bộ Chính trị thông qua và ban hành Kết luận số 19-KL/TW về Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; ngay sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, từng cơ quan của Quốc hội đã kịp thời xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW.
Về điều chỉnh Chương trình năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đổi tên và mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, đề nghị Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị để trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp
Về các dự án Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về kết quả nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV về ba dự án; đồng thời, chỉ đạo chuẩn bị báo cáo, xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền về các dự án luật này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí bổ sung dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 3 theo quy trình tại một kỳ họp.
Trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 4
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí lùi thời hạn trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4 và xem xét, thông qua theo quy trình tại 3 kỳ họp Quốc hội (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6).
Bổ sung dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 theo quy trình tại một kỳ họp.
Bổ sung 5 dự án, bao gồm: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.
Chưa bổ sung dự án Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) vào Chương trình năm 2022 vì còn nhiều nội dung chính sách chưa được làm rõ; đề nghị Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị kỹ hồ sơ, bảo đảm chất lượng, tính khả thi để sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung vào Chương trình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Về Chương trình năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 đối với 6 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, bao gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự.
Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 đối với 6 dự án luật, bao gồm: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Viễn thông (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 đối với 2 dự án luật, bao gồm: Luật Lưu trữ (sửa đổi) và Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, rà soát các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các luật khác có liên quan để sửa đổi, bổ sung điều chỉnh những quy định cần thiết về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm, chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng Luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và thông qua trong năm 2023.
Rà soát, nghiên cứu các nhiệm vụ lập pháp
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ có Báo cáo bổ sung tổng hợp các Tờ trình của Chính phủ báo cáo Quốc hội, đồng thời giải trình, làm rõ các vấn đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nêu trong quá trình cho ý kiến, thẩm tra về dự kiến Chương trình.
Đối với các đề nghị xây dựng luật mà Chính phủ đã trình nhưng các cơ quan của Quốc hội chưa thẩm tra và chưa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp này, giao Ủy ban Pháp luật phối hợp Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội khẩn trương thẩm tra, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Giao Thường trực Ủy ban Pháp luật chủ trì giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kèm theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về dự kiến Chương trình năm 2023, điều chỉnh Chương trình năm 2022 gửi xin ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau đó tiếp thu, hoàn thiện để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Trường hợp sau khi rà soát, nghiên cứu thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh, nghị quyết, đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức khẩn trương đề nghị đưa các dự án vào Chương trình hằng năm, bảo đảm thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết ban hành văn bản, tính khả thi của Chương trình, cân đối hài hòa với khối lượng công việc của Quốc hội, phấn đấu hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc lập pháp đã được Đề án Định hướng đề ra.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Đêm Gala “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”: Đoàn kết là sức mạnh 21.12.2024 | 09:16 AM
- Khai mạc Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai 19.12.2024 | 11:10 AM
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương 22.11.2024 | 18:11 PM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc 02.10.2024 | 19:56 PM
- Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.09.2024 | 08:39 AM
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm Đại sứ quán, gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia 08.08.2024 | 21:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gặp Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Bang Selangor, Malaysia 08.08.2024 | 21:21 PM
- Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính 15.07.2024 | 14:28 PM
Xem tin theo ngày
- Khởi công xây dựng nhà máy sản xuất rượu soju tại khu công nghiệp Liên Hà Thái
- Cộng đồng doanh nghiệp thi đua đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu xuân mới
- Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với UBND tỉnh
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ năm 2025
- Đồng chí Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
- Thành phố Thái Bình: Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ
- Ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh Thái Bình ngày càng phát triển, văn minh, giàu đẹp
- Tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các anh hùng liệt sĩ