Chủ nhật, 24/11/2024, 06:09[GMT+7]

Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình giao thông trọng điểm

Thứ 5, 17/11/2022 | 07:53:12
794 lượt xem
Ngày 16/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo.

Quang cảnh phiên họp.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Văn Thành – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo. Phiên họp truyền trực tuyến tới UBND các tỉnh, thành phố có dự án, công trình trọng điểm đi qua.

Theo Bộ Giao thông vận tải, đối với Dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020 (dài 652km): so với phiên họp lần thứ 2, tổng giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đến ngày 12/11/2022 tăng 5,8%, lũy kế đạt 55,8% giá trị hợp đồng. Trong đó: 4 dự án thành phần (DATP) hoàn thành năm 2022 sản lượng tăng 5,7%, lũy kế đạt khoảng 73,3% giá trị hợp đồng; 4 DATP hoàn thành năm 2023 sản lượng tăng 7,2%, lũy kế đạt khoảng 57,3% giá trị hợp đồng; 2 DATP hoàn thành năm 2024 sản lượng tăng 4,5%, lũy kế đạt khoảng 23,2% giá trị hợp đồng.

Đối với 4 dự án hoàn thành năm 2022, sau khi phát động phong trào thi đua “120 ngày đêm”, các đơn vị đã nỗ lực huy động tăng cường thiết bị, nhân lực, tăng ca, tăng kíp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các cơn bão số 4, số 5 cũng như điều kiện thời tiết trong khu vực dự án còn mưa nhiều nên công tác tổ chức thi công gặp nhiều khó khăn đặc biệt là công tác đắp đất và thảm bê-tông nhựa, một số đoạn địa chất phức tạp, chưa tắt lún để dỡ tải, thi công các lớp kết cấu áo đường dẫn đến chưa bù được khối lượng bị chậm, sản lượng chưa đạt được như kỳ vọng.

Đối với 4 dự án hoàn thành năm 2022, sau khi phát động phong trào thi đua “120 ngày đêm”, các đơn vị đã nỗ lực huy động tăng cường thiết bị, nhân lực, tăng ca, tăng kíp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các cơn bão số 4, số 5 cũng như điều kiện thời tiết trong khu vực dự án còn mưa nhiều nên công tác tổ chức thi công gặp nhiều khó khăn. 


Bộ Giao thông vận tải đã thường xuyên kiểm tra hiện trường để đôn đốc; yêu cầu các đơn vị có phương án khắc phục các khó khăn, quyết tâm, nỗ lực để hoàn thành đưa đoạn Cam Lộ-La Sơn vào khai thác và thông xe kỹ thuật các đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây theo đúng kế hoạch. Các dự án đang trong giai đoạn thi công mặt đường và hoàn thiện nên đòi hỏi nguồn tài chính rất lớn, yêu cầu các nhà thầu phải tập trung nguồn lực tài chính bảo đảm đủ nguồn vật tư, nhiên liệu phục vụ thi công.

Đối với Dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025 (dài 721,2km): Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu với tổng số 25 gói thầu xây lắp; đã hoàn thành thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán 12 gói thầu khởi công (331 trên tổng số 721,2 km, đạt 46%), dự kiến sẽ chuyển hồ sơ để Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán trước ngày 20/11/2022; đồng thời thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu xong trước ngày 20/12/2022 để khởi công 12 gói thầu vào cuối năm 2022. Với các gói thầu còn lại, đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục phê duyệt thiết kế, dự toán để khởi công vào quý I/2023.

Để đẩy nhanh tiến độ tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì làm việc với các địa phương; Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức 4 đoàn trực tiếp làm việc với các địa phương để phối hợp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; Bộ trưởng Giao thông vận tải - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đã có văn bản gửi UBND các tỉnh để đôn đốc tiến độ thực hiện.

Đến nay, các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc tại thực địa, kiểm kê tài sản trên đất; đã phê duyệt phương án bồi thường được 1.702/6.006ha đạt 28%; giải ngân đạt được 2.219/7.194 tỷ đồng vốn bố trí năm 2022 đạt 31%. Một số địa phương đã triển khai công tác GPMB và thực hiện giải ngân tốt như: Bạc Liêu 86 tỷ đồng (94%), Kiên Giang 151 tỷ đồng (79%), Bình Định 505 tỷ đồng (65%), tỉnh Hậu Giang 715 tỷ đồng (63%), Hà Tĩnh 457 tỷ đồng (36%).

Tuy nhiên, một số địa phương triển khai còn chậm như Quảng Trị 8,5 tỷ đồng (3%), Quảng Ngãi 46 tỷ đồng (5%), Khánh Hòa 2,5 tỷ đồng (0,3%). Riêng tỉnh Phú Yên chưa phê duyệt phương án bồi thường do chưa ban hành giá đất và giá bồi thường cây trồng.

Về mỏ vật liệu xây dựng thông thường, bãi đổ thải: Bộ Giao thông vận tải đã làm việc, thống nhất với các địa phương về vị trí, diện tích, trữ lượng bảo đảm đủ nhu cầu cho các dự án tại khu vực Trung Bộ, tuy nhiên các địa phương còn vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục đối với các mỏ khai thác mới (thực hiện bồi thường, GPMB, thu hồi đất hay thực hiện theo hình thức chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất). Đối với 2 DATP khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện chưa có phương án bảo đảm cung cấp đủ nguồn cát đắp cho các dự án.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã làm việc với Bộ Tài Nguyên và Môi trường để tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục về khai thác mỏ vật liệu, bãi đổ thải và sẽ làm việc với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long về nguồn vật liệu cát vào cuối tháng 11/2022. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải đã chủ động nghiên cứu, thử nghiệm việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường.

Theo: nhandan.vn

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày