Kỳ họp thứ 6 của Hội đồng Lý luận Trung ương
Tham dự kỳ họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Hoài Trung, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Đoàn Minh Huấn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh.
Cùng dự còn có đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, chuyên gia cao cấp, thành viên thường trực của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.
Kỳ họp thứ 6 của Hội đồng tập trung vào 2 nội dung: thảo luận dự thảo Tổng kết công tác năm 2022, xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của Hội đồng; góp ý kiến vào 2 dự thảo Báo cáo tư vấn của Hội đồng về chính sách xã hội và đội ngũ trí thức, góp phần phục vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư chuẩn bị nội dung Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII (dự kiến họp vào tháng 5 năm 2023).
Đồng chí Nguyễn Văn Thành đọc tóm tắt dự thảo Báo cáo tổng kết. (Ảnh: THỦY NGUYÊN).
Về tổng kết công tác của Hội đồng năm 2022, Hội đồng đã hoàn thành đúng tiến độ xây dựng 5 Báo cáo tư vấn trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư kịp thời phục vụ các Hội nghị Trung ương lần thứ 5 và 6 khóa XIII, tập trung hoàn thiện 2 Báo cáo tư vấn phục vụ Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa XIII, phối hợp các cơ quan và địa phương liên quan đến việc hoàn thành xây dựng 3 báo cáo tư vấn chuyên đề trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư phục vụ công tác lãnh đạo và chỉ đạo.
Đồng thời, Hội đồng đã chủ động phối hợp hiệu quả với các cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học trong tổ chức triển khai nghiên cứu và đã hoàn thành 18/18 chuyên đề phục vụ công tác học tập, nghiên cứu lý luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Bên cạnh đó, Hội đồng đã tích cực triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐ; Chương trình KX.04/21-25; chủ trì, phối hợp tổ chức biên soạn và giới thiệu cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.
Hội đồng cũng đã xây dựng Tờ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn 40 năm đổi mới đất nước (1986-2026).
Ngoài ra, Hội đồng cũng thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên khác, như trao đổi lý luận với một số đảng cộng sản và đảng cầm quyền trên thế giới; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các điểm sai trái, thù địch; thẩm định các đề án, chương trình của các cơ quan trung ương và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, lề lối làm việc của Hội đồng.
Tại kỳ họp, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế của Hội đồng như: Chất lượng của một số sản phẩm nghiên cứu lý luận, thực tiễn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư; Sự gắn kết giữa nghiên cứu lý luận, thực tiễn với định hướng chính sách chưa chặt chẽ; Công tác đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch còn chưa chủ động; Hệ thống thông tin, dữ liệu số còn chưa đáp ứng yêu cầu công tác của Hội đồng; Đội ngũ cán bộ chuyên trách của Hội đồng còn hạn chế.
Về dự thảo 2 Báo cáo tư vấn, các ý kiến phát biểu cơ bản nhất trí với các dự thảo Báo cáo, đồng thời đã nhấn mạnh, bổ sung một số kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các ý kiến cũng phân tích làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay về chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội bền vững, nhấn mạnh cần có sự liên thông giữa các chính sách, kết hợp tốt hơn các nguồn lực trong chính sách.
Cùng với đó, nhiều nhà khoa học cho rằng cần có chính sách quản lý phát triển xã hội bền vững nhằm tạo sự thống nhất và gắn kết, nâng cao hiệu quả trong quá trình triển khai chính sách xã hội; dự báo tình hình sắp tới, bổ sung một số nội dung, quan điểm chỉ đạo, giải pháp chủ yếu để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển.
Một số nhà khoa học đặt ra vấn đề phân tích kỹ hơn sự biến đổi cơ cấu xã hội, giai tầng xã hội, cũng như sự tác động của các vấn đề an ninh đến quá trình xây dựng và thực thi chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.
Một số ý kiến đã đóng góp thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng phát biểu chỉ đạo kỳ họp. (Ảnh: THỦY NGUYÊN).
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhận xét trong năm 2022, Hội đồng đã bám sát chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII, Kế hoạch công tác toàn khóa và năm 2022 của Hội đồng; hoàn thành khối lượng công việc lớn, đạt nhiều kết quả nổi bật.
Thông qua Kỳ họp, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng mong muốn các nhà khoa học nghiêm túc đánh giá tiến độ và chất lượng các hoạt động của Hội đồng, rút ra kinh nghiệm trong cách thức triển khai hoạt động của Hội đồng trong năm 2023, tìm ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Bên cạnh đó, đồng chí thẳng thắn đánh giá một số nhiệm vụ mới chỉ tập trung chủ yếu vào đội ngũ chuyên trách và ban thư ký của Hội đồng như nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng trên mặt trận tư tưởng, lý luận.
Qua đây, đồng chí đưa ra yêu cầu các thành viên trong Hội đồng Lý luận Trung ương phải nhìn nhận một cách toàn diện về phạm vi hoạt động của Hội đồng, Thường trực Hội đồng, các tiểu ban của Hội đồng… Từ đó, tìm ra phương hướng phát huy hiệu quả cơ chế hoạt động của Hội đồng.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cũng lưu ý các nhiệm vụ đặt ra cho Hội đồng trong năm 2023 là rất lớn, do đó cần được tổ chức một cách bài bản, khoa học, trách nhiệm và bài bản.
Các đại biểu, nhà khoa học, thành viên Hội đồng chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: THỦY NGUYÊN).
Những ý kiến trao đổi tại kỳ họp thứ 6 là cơ sở góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều căn cứ lý luận và thực tiễn, phục vụ công tác hoàn chỉnh dự thảo 2 báo cáo tư vấn phục vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lãnh đạo, chỉ đạo và chuẩn bị nội dung Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Đêm Gala “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”: Đoàn kết là sức mạnh 21.12.2024 | 09:16 AM
- Khai mạc Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai 19.12.2024 | 11:10 AM
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương 22.11.2024 | 18:11 PM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc 02.10.2024 | 19:56 PM
- Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.09.2024 | 08:39 AM
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm Đại sứ quán, gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia 08.08.2024 | 21:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gặp Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Bang Selangor, Malaysia 08.08.2024 | 21:21 PM
- Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính 15.07.2024 | 14:28 PM
Xem tin theo ngày
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng