Ngày làm việc thứ 13, kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII Tiếp tục góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định phát biểu ý kiến thảo luận tại Hội trường.
Phần đông ý kiến phát biểu đồng tình với sự cần thiết của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Các đại biểu cũng cơ bản đồng tình với các quy định được ghi trong bản dự thảo liên quan tên nước; vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; chế độ chính trị; cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các quy định liên quan kinh tế, văn hóa, xã hội...
Ðề cao quyền con người, quyền công dân
Thảo luận về các quy định liên quan quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nhiều ý kiến phát biểu đánh giá cao việc ghi nhận các quyền con người trong dự thảo đã bao quát hầu hết các quyền cơ bản về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người theo các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên. Dự thảo tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992. Ðồng thời, dự thảo cũng bổ sung một số quyền mới. Một số đại biểu đề nghị, cần quy định cụ thể rõ ràng về các quyền của con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ngay trong Hiến pháp, tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện; tránh sự lạm dụng, vi phạm quyền công dân của các cơ quan công quyền; bảo đảm nguyên tắc quyền con người, quyền công dân được thực hiện trên thực tế.
Ðại biểu Châu Thị Thu Nga (Hà Nội) cho rằng, về cơ bản quyền con người là không bị hạn chế, nhưng nếu hạn chế phải chỉ rõ cơ sở để hạn chế và chỉ được hạn chế theo quy định của luật. Ðại biểu này đề nghị, nên quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng. Một số đại biểu đề nghị, cùng với quy định về quyền, dự thảo cần quy định cụ thể trách nhiệm của công dân đối với xã hội, với đất nước, gắn các quyền với các nghĩa vụ của công dân. Nhiều đại biểu cho rằng, quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo và các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét giải quyết là cần thiết. Tuy nhiên, cần có cơ chế để kiểm soát công tác của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Vì trên thực tế, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài nhưng chưa được giải quyết thấu đáo. Theo đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai) và một số đại biểu khác, cần quy định cụ thể nhằm bảo đảm các quy định trong thu hồi đất. Ðây cũng là một trong những điều nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Một số đại biểu đề nghị, bổ sung các quy định về bình đẳng về giới trên mọi lĩnh vực và Nhà nước có chính sách bảo đảm để phụ nữ có điều kiện tham gia tất cả các hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh
Ðề cập các quy định liên quan chính quyền địa phương, nhiều đại biểu cho rằng, mô hình chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay đang đứng trước thực tế cần đổi mới để phù hợp tình hình mới, trình độ phát triển của đất nước. Hiện nay, nhiều đề án liên quan đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được triển khai nghiên cứu, thí điểm như Ðề án thí điểm không tổ chức HÐND huyện, quận, phường, Ðề án về chính quyền đô thị. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tổng kết để đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của các mô hình thí điểm này. Ðại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước); Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) và một số đại biểu khác đề nghị, cần khẩn trương tổng kết Ðề án thí điểm không tổ chức HÐND quận, huyện, phường tại một số địa phương để có phương án tối ưu trong việc đưa ra mô hình chính quyền địa phương. Nhiều đại biểu đề nghị, dự thảo cần đưa ra mô hình chính quyền địa phương cụ thể, tránh việc quy định mang tính khái quát sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, theo đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai) và một số đại biểu khác, trong điều kiện hiện nay, nếu chưa đưa ra mô hình tối ưu, nên giữ nguyên các quy định về chính quyền địa phương như Hiến pháp hiện hành.
Nhiều đại biểu cho rằng, việc tổ chức bộ máy chính quyền địa phương chúng ta đã có nhiều mô hình để tham khảo, thực tế chúng ta cũng đã thí điểm một số mô hình như không tổ chức HÐND cấp quận, huyện, phường; mô hình chính quyền đô thị. Nhưng trên thực tế, các mô hình này chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Do vậy, cần tạo lập cơ chế hoạt động để chính quyền địa phương thật sự là chính quyền nhân dân, phục vụ nhân dân. Muốn như vậy, phải có cơ chế kiểm tra, giám sát để chính quyền thật sự trong sạch, vững mạnh với mục tiêu cao nhất là phục vụ nhân dân.
Hoàn thiện cơ chế kinh tế - xã hội
Mô hình phát triển kinh tế quy định trong dự thảo được nhiều đại biểu đóng góp ý kiến. Các đại biểu Bùi Ðức Thụ (Lai Châu); Thích Chơn Thiên (Thừa Thiên - Huế) cho rằng, nên quy định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Quy định như vậy nhằm khẳng định kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần và định hướng XHCN, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, nhiều đại biểu lại cho rằng, cần quy định để nền kinh tế phát triển bền vững, đây là mục tiêu quan trọng và xuyên suốt.
Ðề cập các quy định liên quan phát triển xã hội, nhiều đại biểu đề nghị cần tăng cường cơ chế chính sách bảo đảm phát triển hài hòa giữa kinh tế với các vấn đề xã hội, nhất là bảo đảm an sinh xã hội. Ðại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên) nêu, hiện nay nước ta có khoảng 8,6 triệu người cao tuổi và tình trạng già hóa dân số đang tăng nhanh. Do vậy, cần có chính sách trợ giúp các vấn đề an sinh xã hội đối với người cao tuổi nói riêng, người nghèo, gia đình chính sách nói chung. Cần có quy định người cao tuổi có quyền được bảo vệ, chăm sóc và chữa bệnh.
Ðề cập vai trò của tổ chức công đoàn quy định tại Ðiều 10, nhiều đại biểu cho rằng, tổ chức công đoàn là đại diện trực tiếp cho giai cấp công nhân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân, bảo đảm các chính sách xã hội. Do vậy, việc thiết kế riêng một điều về vai trò của tổ chức công đoàn là cần thiết.
Chế độ chính trị
Trong ngày làm việc, nhiều ý kiến tiếp tục đề cập các quy định tại Chương I - Chế độ chính trị, trong đó nhấn mạnh các quy định tại Ðiều 2: Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhiều ý kiến tiếp tục đề cập quy định tại Ðiều 4 bản dự thảo quy định về vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Ðảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời bổ sung quy định trách nhiệm của Ðảng trước nhân dân về những quyết định của mình.
Những quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ðiều 9) và về Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (Ðiều 10) thu hút nhiều đại biểu đóng góp ý kiến. Phần lớn đại biểu bày tỏ sự tán thành quy định tại phương án 2 bản dự thảo. Theo đó, quy định: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp...
Nhiều ý kiến cũng đề cập quy định về Hội đồng Hiến pháp tại Ðiều 120 dự thảo. Ða số ý kiến tán thành phương án 2 dự thảo quy định tổ chức Hội đồng Hiến pháp, nhưng bổ sung quyền hạn của hội đồng này để có hiệu lực trên thực tế. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị không tổ chức Hội đồng Hiến pháp, mà giữ nguyên như Hiến pháp hiện hành.
Phát biểu ý kiến tổng kết hai ngày thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đánh giá cao những ý kiến phát biểu của các đại biểu QH. Ðồng thời, cảm ơn đồng bàotrong nước và người Việt Nam ở nước ngoài đã đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong suốt thời gian vừa qua.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của các vị đại biểu QH để tiếp tục hoàn thiện bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trước khi trình QH xem xét, thông qua.
Theo nhandan
Tin cùng chuyên mục
- Đêm Gala “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”: Đoàn kết là sức mạnh 21.12.2024 | 09:16 AM
- Khai mạc Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai 19.12.2024 | 11:10 AM
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương 22.11.2024 | 18:11 PM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc 02.10.2024 | 19:56 PM
- Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.09.2024 | 08:39 AM
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm Đại sứ quán, gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia 08.08.2024 | 21:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gặp Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Bang Selangor, Malaysia 08.08.2024 | 21:21 PM
- Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính 15.07.2024 | 14:28 PM
Xem tin theo ngày
-
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế