Cử tri lo lắng tình trạng bắt cóc trẻ em để tống tiền gây hoang mang trong xã hội
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 9/2023. (Ảnh: DUY LINH).
Lo lắng tình trạng lợi dụng công tác nhân đạo, từ thiện để trục lợi
Sáng 11/10, tiếp tục Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét, cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 9/2023...
Tại phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và nhân dân quan tâm đến các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kết quả Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Đồng thời, quan tâm những nội dung trong chương trình Kỳ họp thứ 6, trong đó có nội dung liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)…
Cử tri và nhân dân kỳ vọng Quốc hội có những quyết sách quan trọng để tháo gỡ khó khăn, góp phần phát triển kinh tế đất nước, ổn định và nâng cao đời sống của người dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp. (Ảnh: DUY LINH).
Tuy nhiên, theo ông Bình, cử tri và nhân dân tiếp tục bày tỏ sự lo lắng về tình trạng mưa lũ tại một số địa phương gây thiệt hại lớn về người và tài sản; tình trạng bạo hành trẻ em, bắt cóc trẻ em để tống tiền gây bức xúc, hoang mang trong xã hội trong thời gian gần đây.
Cùng với đó là tình trạng một số tổ chức, cá nhân lợi dụng công tác nhân đạo, từ thiện để trục lợi; tình trạng người lao động đề nghị giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục gia tăng; hiện tượng trục lợi Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ngày càng trở nên phổ biến; tình trạng công nhân ngừng việc tập thể vẫn còn tiếp diễn.
Ngoài ra, cử tri cũng lo lắng về tình trạng lộ thông tin cá nhân; quảng cáo, giới thiệu sản phẩm không đúng sự thật; cho vay nặng lãi, đòi nợ kiểu xã hội đen. Tình trạng giả danh cơ quan chức năng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân chậm được phát hiện, ngăn chặn, xử lý, gây bức xúc trong nhân dân; tình hình cháy nổ tại khu dân cư có mật độ người ở cao vẫn còn tiếp diễn, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản…
Nhiều bộ, ngành chưa bảo đảm thời hạn giải quyết, trả lời của cử tri
Về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 5, Trưởng Ban Dân nguyện cho biết, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đã có 2.765 kiến nghị được tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời đạt tỉ lệ 89,5%.
Qua giám sát, cho thấy có một số tồn tại, hạn chế trong công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri và việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri cần được khắc phục trong thời gian tới.
Các đại biểu dự phiên họp. (Ảnh: DUY LINH).
Trong đó, việc giải quyết, trả lời của cử tri của một số bộ, ngành chưa bảo đảm thời hạn như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế...
Việc xây dựng trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của một số bộ, ngành còn chậm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân hoặc dẫn đến các địa phương chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Có thể kể đến như Bộ Y tế chưa hoàn thiện và trình ban hành chính sách về hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho người dân các xã ATK cách mạng nên từ năm 2021 đến nay, người dân ở đây chưa được hỗ trợ về thẻ bảo hiểm y tế...
Vẫn còn có quy định trong văn bản hướng dẫn chưa phù hợp với Luật cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, một số vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến việc hỗ trợ khôi phục sản xuất và ổn định đời sống đã được cử tri kiến nghị từ nhiều kỳ họp trước nhưng đến nay được giải quyết dứt điểm.
Có thể kể đến như: kiến nghị cử tri của một số địa phương về việc tiếp tục có chính sách hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi từ năm 2021 đến nay.
Tiếp đó, việc chậm triển khai, thực hiện Dự án Hồ chứa nước bản Mồng, tỉnh Nghệ An đã ảnh hưởng trực tiếp khiến 119 hộ dân với 430 nhân khẩu tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Doanh nghiệp đồng hành xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu 21.10.2023 | 16:02 PM
- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ hội Thành Tuyên 24.09.2023 | 13:53 PM
- Chủ tịch nước thăm gia đình cựu tù chính trị và người có công tại Côn Đảo 19.07.2023 | 17:08 PM
- 67 tác phẩm báo chí đạt Giải Diên Hồng lần thứ nhất 09.06.2023 | 22:24 PM
- Long trọng tổ chức kỷ niệm 1055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt 9682023 và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2023 29.04.2023 | 00:25 AM
- Thượng tướng Đào Đình Luyện được đặt tên phố trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội 03.04.2023 | 02:57 AM
- Phó Thủ tướng chính phủ Lê Minh Khái: Lan tỏa mô hình phát triển của Bình Dương đến các tỉnh, thành trong cả nước 26.03.2023 | 07:09 AM
- Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) 16.12.2022 | 02:43 AM
- Tích cực đổi mới, nâng cao năng lực định hướng, hiệu quả tuyên truyền gắn với việc mua, đọc, làm theo báo, tạp chí của Đảng 09.11.2022 | 20:37 PM
- Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-2022): Trọn đời vì sự nghiệp cách mạng 06.09.2022 | 08:36 AM
Xem tin theo ngày
-
Thảo luận tổ trước Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII
- Tổng kết hoạt động cụm thi đua ủy ban MTTQ các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2023
- Đảng ủy Quân sự tỉnh: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024
- Họp Thường trực HĐND tỉnh
- Thái Bình: Kết nối 211 điểm cầu nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII)
- Lễ hội âm nhạc Thai Binh Homecoming
- Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak thăm Trường Đại học Y Dược Thái Bình và trao quà tại Bệnh viện Nhi Thái Bình
- Phiên trọng thể Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII
- Hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch và văn hóa giữa Thái Bình và Hàn Quốc
- Khai mạc chương trình “Thai Binh Homecoming Day” và hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ 2023