Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tăng ni, Phật tử đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới
Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tăng ni, Phật tử
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với tăng ni, Phật tử thực hiện đúng quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đã đạt được một số kết quả như sau:
Một là, thái độ, ý thức chính trị của tăng ni, Phật tử ngày càng được nâng cao, thực hiện tốt trách nhiệm của tín đồ và nghĩa vụ công dân đối với đất nước. Các hoạt động Giáo hội từng bước đi vào nền nếp, ổn định theo đúng Hiến chương, Điều lệ đã được phê duyệt, đảm bảo tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước; các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo được phát huy, các yếu tố tiêu cực từng bước bị đẩy lùi. Vì vậy, hoạt động của Giáo hội trong mối quan hệ với Nhà nước cũng theo chiều hướng tích cực thể hiện ở phương châm hành đạo, gắn bó đồng hành với dân tộc. Nhiều hoạt động tăng ni, Phật tử khuyến khích tính thần đoàn kết trong quần chúng nhân dân và tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển kinh tế, an sinh xã hội… để họ có dịp thể hiện lòng yêu nước. Phần lớn tăng ni, Phật tử đều có ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân của mình, hoạt động Giáo hội tuân thủ pháp luật diễn ra không những góp phần tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để tăng ni, Phật tử phát huy được tính tích cực trong cộng đồng các dân tộc, đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn giúp các Giáo hội chủ động đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ đoàn kết giữa các tôn giáo.
Hai là, công tác vận động tăng ni, Phật tử được đẩy mạnh, gắn kết đồng bào tín đồ các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước. Chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo phấn khởi, đồng bào có đạo an tâm tu hành, tích cực phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, giữ gìn an ninh, trật tự, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện của tổ chức, cá nhân tôn giáo được chính quyền các cấp tạo điều kiện. Tiêu biểu như thành lập các cơ sở bảo trợ xã hội, trường mầm non, nhóm, cơ sở khám chữa bệnh, trường trung cấp nghề hoặc trung tâm dạy nghề; tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện… đã góp phần tích cực cùng với Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn xã hội chung tay bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết những khó khăn, bức xúc trong đời sống nhân dân.
“Trong 5 năm 2017 - 2022 hoạt động thiện nguyện phục vụ cộng đồng với số tiền lên đến 7.133.000.281.000 VND (Bảy ngàn một trăm ba mươi ba tỷ, hai trăm tám mươi mốt ngàn đồng). Trong đó, TP. Hồ Chí Minh là 3.500 tỷ đồng, Phân ban Ni giới Trung ương và Phân ban Ni giới các tỉnh thành 1.170 tỷ đồng; Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương 420 tỷ đồng; Các Phân ban thuộc Ban Từ thiện xã hội Trung ương 435 tỷ đồng” [1]
Với phương châm lấy vận động, thuyết phục là chính, tạo điều kiện để tăng ni, Phật tử, phát huy vai trò với Giáo hội của mình; khích lệ tinh thần tự tôn dân tộc, thái độ thiện chí, hoạt động tuân thủ pháp luật. Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tăng ni, Phật tử đã tạo những bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của tăng ni, Phật tử; củng cố niềm tin của họ đối với Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng đối với việc củng cố, tăng cương khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Yêu cầu thời kỳ phát triển mới và giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tăng ni, Phật tử
Hiện nay, đất nước ta đang đứng trước cả thời cơ và thách thức to lớn. Yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng-an ninh của đất nước tiếp tục đòi hỏi phải phát huy hơn nữa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có vai trò to lớn của Giáo hội Phật giáo, tăng ni, Phật tử. Việc nước ta hội nhập với quốc tế ngày càng sâu rộng cũng đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ đối với các tôn giáo nói chung và đối với Phật giáo nói riêng. Trong khi đó, sự tuyên truyền, kích động, chống phá của các thế lực thù địch xung quanh vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo vẫn không ngừng gia tăng, làm cho bức tranh tôn giáo ở nước ta trong thời kỳ đổi mới bên cạnh mảng sáng là chính, vẫn xuất hiện một vài gam màu tối. Do đó, vấn đề vô cùng quan trọng hiện nay đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là phải tiếp tục tham gia vào việc khơi nguồn sáng cho bức tranh tôn giáo của đất nước; đồng thời, khắc phục những nhận thức lệch lạc, những thái độ và cách làm không phù hợp với tư duy mới của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện được điều đó, cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tăng ni, Phật tử với các các giải pháp sau:
Đối với các cơ quan nhà nước
Một là, tăng cường cơ chế phối hợp của các cơ quan nhà nước như: Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các địa phương trong việc tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội hóa y tế, giáo dục và từ thiện xã hội hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Hai là, Chính phủ giao các ngành chức năng liên quan tăng cường việc quản lý đối tượng từ việc tiếp nhận, lập hồ sơ quản lý đối tượng, chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở; tổ chức thực hiện chế độ trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại các cơ sở ngoài công lập theo quy định; tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội cho các cơ sở thuộc tổ chức tôn giáo trong lĩnh vực hoạt động trợ giúp xã hội.
Ba là, hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xã hội hóa y tế, giáo dục và từ thiện xã hội, trên cơ sở đó vận động, tuyên truyền chức sắc, tín đồ Phật giáo thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động trên.
Bốn là, các cơ quan chức năng liên quan định kỳ tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cũng như đào tạo kiến thức chuyên ngành liên quan đến các hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện xã hội và bảo trợ xã hội; tích cực thực hiện văn minh, văn hóa trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội Phật giáo.
Năm là, thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, truyền thông đến tăng ni, Phật tử để hưởng ứng và tích cực tham gia các phong trào như: Thực hiện Năm văn minh đô thị; nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông; cam kết sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu…
Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các cơ sở của Phật giáo tham gia các hoạt động xã hội hóa y tế, giáo dục và các hoạt động từ thiện xã hội, bảo trợ xã hội để kịp thời phát hiện, đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn.
Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Một là, thường xuyên tổng kết, đánh giá về công tác xã hội hóa giáo dục, y tế và từ thiện xã hội của giáo hội, qua đó nêu lên những mặt làm được và những mặt chưa làm được. Theo đó, trong phương hướng hoạt động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ xem xét và chấn chỉnh lại các mặt về công tác lãnh đạo - tổ chức thực hiện, nội dung hoạt động.
Hai là, nâng cao chất lượng và hiệu quả hơn nữa của các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những chương trình từ thiện xã hội như: Cứu tế an sinh tuy là cần thiết nhưng không nên đầu tư quá nhiều kinh phí cho chương trình mà nên chăng cần có những dự án có tính khoa học hơn, tập trung hơn, mang tính dài hạn hơn như dự án giúp dân xây dựng cầu đường, giếng nước, trường trạm, nhà cửa cho người nghèo sẽ thiết thực và ý nghĩa lớn lao hơn, để lại được nhiều dấu ấn hơn.
Ba là, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo các tăng ni, Phật tử cơ sở tự viện tham gia hoạt động xã hội hóa y tế, giáo dục và từ thiện xã hội tiếp tục giữ mối liên hệ với các ngành chức năng (Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội…) để được hướng dẫn và giúp đỡ về mặt chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện các hoạt động từ thiện xã hội theo đúng quy định của pháp luật; hoàn thiện, bổ sung những vấn đề còn tồn tại để thực sự đem lại hiệu quả trong các hoạt động này.
Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những đóng góp to lớn của đạo Phật với dân tộc. Do đó, Phật giáo phải tiếp tục đóng góp tích cực và xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Những đóng góp thiết thực của Phật giáo Việt Nam, với tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật và đạo lý dân tộc Việt Nam “lá lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no”; “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”; “dẫu xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”; “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành và tăng ni, Phật tử cả nước đã nỗ lực vận động tài chính, phẩm vật, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bào nghèo, đồng bào vùng dân tộc, vùng sâu vùng xa ...; hỗ trợ hàng chục ngàn ca phẫu thuật đục thủy tinh thể, hàng chục ca mổ tim, hàng ngàn căn nhà tình nghĩa, tình thương, nhà đại đoàn kết; Lớp học tình thương, trường mẫu giáo, ủng hộ và nuôi dưỡng các bà Mẹ Việt Nam anh hùng, tặng hàng nghìn thẻ bảo hiểm y tế, xây hàng trăm cây cầu bê tông, đổ hàng nghìn mét đường xi măng, hàng trăm chiếc xuồng, giếng nước sạch, tặng xe lăn, xe lắc, xe trợ đi, xe đạp, máy vi tính cho học sinh; hàng trăm nghìn tấn gạo, trợ cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, nuôi cô nhi, trẻ khuyết tật, khiếm thị, người già neo đơn, trợ cấp lương giáo viên các lớp học tình thương, các bếp ăn từ thiện, bửa cơm yêu thương,… được tăng ni, Phật tử các tự viện thực hiện đều khắp.
Nổi bật nhất là các hoạt động từ thiện trong đại dịch Covid-19, đã được tăng ni, Phật tử thực hiện một cách tích cực, đã minh chứng sâu sắc cho ý nghĩa hoằng truyền Phật pháp, tạo nên sức mạnh của sự đoàn kết hòa hợp, đóng góp thiết thực vào những thành tựu của đất nước trong sứ mệnh quốc gia và toàn cầu, thể hiện sự tiếp tục phát huy truyền thống nhập thế, gắn bó đồng hành cùng dân tộc của Việt Nam trong thời kỳ mới và đóng góp tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh, làm sáng tỏ giáo lý của Đức Phật trong cuộc sống nhân gian.
TS. Đỗ Minh Tuấn
(Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Tài liệu tham khảo
1. Mỹ Anh (2022), “Phật giáo Việt Nam phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc”, https://dangcongsan.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc/phat-giao-viet-nam-phat-huy-truyen-thong-yeu-nuoc-gan-bo-dong-hanh-cung-dan-toc-625867.html.
2. Thích Phước Đạt (2022), “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc trong thời đại mới”, https://phatgiao.org.vn/phat-giao-viet-nam-dong-hanh-cung-dan-toc-trong-thoi-dai-moi-d47341.html.
3. Thích Thông Đạo (2022), “Những đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với đời sống xã hội”, https://vbgh.vn/laws/detail/71-nhung-dong-gop-cua-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-doi-voi-doi-song-xa-hoi-87/.
4. Phùng Kim Kiên (2021), “Phật Giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc” https://phatgiaovadoanhnhan.com/phat-giao-viet-nam-luon-dong-hanh-cung-dan-toc.html.
5. Thích Thiện Nhơn (2022), “Phật giáo Việt Nam đồng hành với sự phát triển của đất nước”, https://www.qdnd.vn/xa-hoi/dan-toc-ton-giao/phat-giao-viet-nam-dong-hanh-voi-su-phat-trien-cua-dat-nuoc-712302.
6. Nguyễn Hữu Nghĩa (2022), “Quản lý nhà nước về hoạt động của Phật giáo ở Việt Nam”, https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/11/10/quan-ly-nha-nuoc-ve-hoat-dong-cua-phat-giao-o-viet-nam/.
7. Nguyễn Phúc Nguyên, “Nguồn lực của Phật giáo Việt Nam đối với đời sống xã hội và phát triển đất nước – nhận định và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước”, http://phatgiaonamdinh.vn/doi-song/phat-giao-voi-xa-hoi/nguon-luc-cua-phat-giao-viet-nam-doi-voi-doi-song-xa-hoi-va-phat-trien-dat-nuoc-nhan-dinh-va-nhung-van-de-dat-ra-trong-cong-tac-quan.html.
8. Minh Trang (2022), “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-giao-viet-nam-dong-hanh-cung-dan-toc-101712.htm.
[1] Minh Trang (2022), “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-giao-viet-nam-dong-hanh-cung-dan-toc-101712.htm.
Tin cùng chuyên mục
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương 22.11.2024 | 18:11 PM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc 02.10.2024 | 19:56 PM
- Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.09.2024 | 08:39 AM
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm Đại sứ quán, gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia 08.08.2024 | 21:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gặp Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Bang Selangor, Malaysia 08.08.2024 | 21:21 PM
- Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính 15.07.2024 | 14:28 PM
- Đổi mới sáng tạo ở báo Đảng: Dám nghĩ, dám làm, sẽ có đột phá 21.06.2024 | 11:20 AM
- Lữ đoàn 679, Vùng 1 Hải quân: Đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất 07.06.2024 | 18:53 PM
Xem tin theo ngày
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Khoa học - động lực cho phát triển
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật