Bình tĩnh, bản lĩnh, bám sát thực tiễn trong công tác chỉ đạo, điều hành
Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, hiện nay, cơn bão số 3 diễn biến phức tạp. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lập Sở chỉ huy tiền phương ở Hải Phòng để trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống bão lũ; chỉ đạo các cơ quan nắm chắc tình hình, diễn biến, khả năng sau bão là hoàn lưu gây mưa lớn, có thể lên đến 300-400mm, dự kiến gây tác hại lớn.
Thủ tướng hoan nghênh Bộ Quốc phòng, Bộ Công an triển khai tích cực các công việc cụ thể trong phòng chống bão; nêu rõ tinh thần huy động tối đa lực lượng trong công tác này.
Thủ tướng yêu cầu ngay sau cuộc họp này, các bộ, ngành cần triển khai ngay công tác chống lụt bão, chuẩn bị tinh thần khắc phục hậu quả bão lũ. Chúng ta cần dự báo đúng tình hình; các Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ cần triển khai ngay công tác ứng phó với cơn bão số 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.
Về tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng qua, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta thực hiện công việc trong bối cảnh đặc biệt, phải kiện toàn các chức danh của Đảng, Nhà nước. Quá trình này thể hiện sự đoàn kết trong Đảng, hệ thống chính trị; tập trung kiện toàn đầy đủ các chức danh; Thủ tướng tin tưởng với sự tham gia Chính phủ của các Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng mới, Chính phủ sẽ luôn đoàn kết, kỷ cương liêm chính, phục vụ nhân dân, luôn thích ứng tình hình, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Bên cạnh đó, một trong những việc nổi lên là Chính phủ cũng phải hoàn thiện các văn kiện cho Đại hội lần thứ XIV của Đảng để trình Trung ương.
Thủ tướng nêu rõ, tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp: cạnh tranh chiến lược, xung đột leo thang ở Ukraine, Biển Đỏ…, tác động giá cước vận tải; kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhiều nước suy thoái; các nước tăng trưởng chậm; các nước trong khu vực tăng trưởng thấp; vấn đề liên quan giá vàng, dầu thô, hàng hoá biến động mạnh, lạm phát ở nhiều nước còn ở mức cao, biến đổi khí hậu, nhất là thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp…
Quang cảnh Phiên họp.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành, quản lý của Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 vẫn là xu hướng tích cực, tốt hơn tháng 7 và tính chung 8 tháng tốt hơn cùng kỳ trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, chúng ta không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, phải luôn sẵn sàng, thích ứng mọi tình hình; những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức còn nhiều, trong đó khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, do đó sẵn sàng ứng phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Thủ tướng mong các bộ, ngành góp ý về những điểm sáng, điểm nhấn từ đầu năm đến nay trên tinh thần “không tô hồng, không bôi đen” nhưng phải tạo khí thế, niềm tin cho người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư; cần đánh giá công tác đúng, khách quan chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thường trực Chính phủ, các thành viên Chính phủ; phân tích kỹ nguyên nhân được và chưa được, rút ra bài học kinh nghiệm như phải thích ứng tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả như chính sách tiền tệ bởi nếu chúng ta không nắm bắt tình hình thì sẽ bỏ lỡ cơ hội hoặc sẽ gây hậu quả nghiêm trọng vì tình hình diễn biến phức tạp, khó lường.
Các thành viên Chính phủ tại phiên họp.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong quá trình này phải hết sức bình tĩnh, bản lĩnh, hiểu biết, xử lý tình huống vừa trước mắt vừa lâu dài; tư tưởng phải thông, nỗ lực phải cao, quyết tâm phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm”, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát; bám sát thực tiễn để điều hành.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cần dự báo tình hình tháng 9, từ đó cần chủ động điều hành thuộc phạm vi trách nhiệm, góp phần cùng Chính phủ điều hành, tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
Thủ tướng nhắc lại bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành đầu tư xây dựng Đường dây 500kV Quảng Trạch-Phố Nối, theo đó nếu với cách làm cũ thì công trình này phải mất 3-4 năm, nhưng chúng ta đổi mới, quyết liệt, bám sát tình hình, phân công rõ trách nhiệm từ Bộ Công thương, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)… nhờ đó chỉ hơn 6 tháng đã hoàn thành công trình. Cùng với đó, chúng ta cũng đặt mục tiêu hoàn thành 3.000km đường cao tốc trước ngày 31/12/2025. Trong việc thực hiện các công trình trọng điểm này, Thủ tướng nhấn mạnh bài học kinh nghiệm huy động tổng lực các lực lượng ở địa phương như các đoàn thể chính trị, Mặt trận Tổ quốc, lực lượng thanh niên, phụ nữ… tham gia phục vụ công tác thi công.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu ý kiến tại phiên họp.
Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ cần đánh giá trong tháng 9 này có những vấn đề gì nổi lên, cần phải tập trung vấn đề gì? Phải chăng vẫn chúng ta cần phải tập trung ưu tiên cho tăng trưởng để bù lại những năm bị đại dịch Covid-19, từ đó liên quan các chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, các động lực tăng trưởng truyền thống, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới? Thủ tướng cũng yêu cầu phân tích thêm vấn đề các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cần phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữa? Từ đó có giải pháp phù hợp cho tháng 9, những tháng cuối năm.
* Theo Tổng cục Thống kê, Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tính tăng 2 % so tháng trước và tăng 9,5% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,6% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,2%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%, đóng góp 8,4 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,6%, đóng góp 1,0 điểm phần trăm…
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm ngày 1/8/2024 tăng 0,9% so cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,5% so với cùng thời điểm năm trước.
Trong tháng 8, cả nước có 13,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 15,2% so với tháng 7/2024 và giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có gần 8,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; có 5.334 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 5.160 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; có 1.927 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 11,4% và tăng 26,0%. Tính chung 8 tháng năm 2024, cả nước có 168,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động; bình quân một tháng có hơn 21 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 135,3 nghìn doanh nghiệp; bình quân một tháng có hơn 16,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương báo cáo tại Phiên họp.
Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 363,1 nghìn tỷ đồng, bằng 47,8% kế hoạch năm và tăng 2,0% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 48,6% và tăng 24,5%).
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/8/2024 bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư FDI thực hiện tại Việt Nam tám tháng năm 2024 ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8,0% so cùng kỳ năm trước.
Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 8/2024 ước đạt 101,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2024 ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán năm và tăng 17,8% so cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 8 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% so cùng kỳ năm trước. Tính chung tám tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.148,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 10,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,3% (cùng kỳ năm 2023 tăng 8,0%).
Trong tháng 8, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so tháng trước và tăng 13,5% so cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 sơ bộ đạt 37,59 tỷ USD, tăng 3,7% so tháng trước và tăng 14,5% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 265,09 tỷ USD, tăng 15,8% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 73,88 tỷ USD, tăng 21%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 191,21 tỷ USD, tăng 13,9%, chiếm 72,1%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2024 sơ bộ đạt 33,06 tỷ USD, giảm 2,4% so tháng trước và tăng 12,4% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 246,02 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 89,58 tỷ USD, tăng 19,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 156,44 tỷ USD, tăng 16,5%.
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8 sơ bộ xuất siêu 4,53 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 19,07 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 19,9 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,77 tỷ USD.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 ổn định so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 8 tăng 1,89% và so cùng kỳ năm trước tăng 3,45%. Bình quân 8 tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,71%.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Đêm Gala “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”: Đoàn kết là sức mạnh 21.12.2024 | 09:16 AM
- Khai mạc Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai 19.12.2024 | 11:10 AM
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương 22.11.2024 | 18:11 PM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc 02.10.2024 | 19:56 PM
- Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.09.2024 | 08:39 AM
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm Đại sứ quán, gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia 08.08.2024 | 21:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gặp Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Bang Selangor, Malaysia 08.08.2024 | 21:21 PM
- Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính 15.07.2024 | 14:28 PM
Xem tin theo ngày
- Đánh giá kết quả triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Trao quà tết tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Bộ trưởng Bộ Công Thương cùng các doanh nghiệp trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh
- Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương: Thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Gặp mặt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thứ trưởng và tương đương trở lên đang công tác tại các bộ, ngành, địa phương; các tướng lĩnh và một số doanh nhân là người Thái Bình
- Trao quà tết cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội trao quà tết tại Thái Bình
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn