Tổng Bí thư Tô Lâm: Người thầy là đầu tàu cho giáo dục
Sáng 9/11, phát biểu tại thảo luận Tổ về Dự án Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh vị trí, ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo; trong đó trọng tâm là công tác đào tạo giáo viên.
Phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí người thầy
Mở đầu, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, “đây là dịp tôn vinh nghề nghiệp của những người thầy – cũng là chúc mừng ngày 20/11. Nhân đây tôi chúc mừng các thầy cô giáo, chúc mừng sự nghiệp giáo dục của chúng ta”.
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, giáo dục và đào tạo có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ. Trong công tác cán bộ, đào tạo cán bộ là quan trọng, đã nói tới đào tạo là phải có thầy.
“Đây là đột phá quốc gia và là trọng tâm. Trong đào tạo người thầy rất quan trọng, muốn giáo dục phát triển được đầu tiên phải có thầy, có trường”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.
Với định hướng chung này của Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng cần phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí người thầy.
“Tôi đọc qua dự thảo Luật thấy là đang ở tầm những gì trước đây chưa quy định thì quy định. Phải vượt lên được về tầm, xác định được vai trò quan trọng của giáo dục, đào tạo; trong giáo dục và đào tạo người thầy là chủ thể chính - ở đây còn nhiều đòi hỏi khác nữa mà chúng ta phải quán triệt”, Tổng Bí thư lưu ý.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị cần quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí người thầy.
Cũng theo Tổng Bí thư, đã nói tới thầy thì phải có trò, do đó vấn đề đặt ra là: Luật Nhà giáo giải quyết được tương quan giữa thầy và trò như thế nào và phải giải quyết được mối quan hệ thật tốt giữa thầy và trò. Nếu không có trò không có thầy. Trong Luật này phải giải quyết được mối quan hệ rất quan trọng này.
Tổng Bí thư dẫn chứng việc giải quyết chính sách phổ cập giáo dục, tức là các cháu đã đến tuổi là phải được đến trường, và tiến đến nữa là Nhà nước phải nuôi, bỏ học phí, nuôi ăn các cháu.
“Tiến bộ phải đến mức độ như vậy. Nên không thể nói thiếu thầy được, có trò là phải có thầy - quy định rõ như thế. Mà điều này hiện nay rất thuận lợi, ở trong xã, trong phường, trong huyện, quận… sẽ có bao nhiêu cháu 3 tuổi, dữ liệu dân cư biết ngay. Vậy là có trò rồi, có trò thì phải chủ động có thầy. Bây giờ lại thiếu tới trăm nghìn thầy thì các cháu đi học thế nào? Cái gì thiếu phải giải quyết”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Dự án Luật Nhà giáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, gồm 9 chương, 50 điều, cụ thể hóa 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 07/7/2023 của Chính phủ, bao gồm: Định danh nhà giáo, Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo, Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo. |
Đề cập tới quy hoạch trường học, Tổng Bí thư lưu ý: “Đã có trò, có thầy thì phải có trường; quy hoạch, quản lý thế nào mà nói không có trường được. Chính sách phổ cập giáo dục các cháu đến tuổi đi học không được thực hiện. Tất cả phải được giải quyết và đó là việc đang rất thời sự. Chưa kể vùng sâu, vùng xa có chính sách rất đặc thù, đặc biệt. Mối quan hệ, tương quan giữa thầy và trò phải được giải quyết. Có thầy phải có trò, rồi còn ở bậc đại học, thậm chí học tập suốt đời. Rất nhiều chính sách phải được bao quát vào dự thảo Luật”.
Cần xác định người thầy là nhà khoa học
Nhấn mạnh, người thầy cũng là “một nhà khoa học”, Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra câu hỏi: Mối quan hệ thầy giáo và nhà khoa học như thế nào? Tổng Bí thư nhắc nhở, “không thể có luật về nhà khoa học nữa nên điều đó phải được thể hiện, được khái quát”.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Mối quan hệ giữa nhà khoa học, các thầy cô giáo; giữa trung tâm nghiên cứu với doanh nghiệp, với nhà nước phải tường minh. Hiện nay, khoa học và trí thức đều “không dừng lại”, do đó, đòi hỏi người thầy phải có tâm thế của nhà khoa học, phải có chuyên môn rất sâu.
Tổng Bí thư cũng lưu ý về quá trình hội nhập của thầy, cô giáo trong bối cảnh đất nước và ngành giáo dục đang hội nhập hiện nay. Tổng Bí thư dẫn chứng: “Vừa rồi chúng ta tuyên bố phổ cập tiếng Anh trong giáo dục - tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2, thầy phải tiếng Anh thế nào mới phổ cập được. Thầy có trình độ tiếng Anh thế nào? Có quy định thầy nước ngoài không, có phải chấp hành theo Luật Nhà giáo của Việt Nam không? Chúng ta đã đề cập gì chưa?
Muốn hội nhập được phải có con người, mà con người đào tạo được trước hết phải là người thầy. Cần có các chính sách rất cụ thể. Nếu bây giờ không có thầy tiếng Anh làm sao có trò tiếng Anh được. Thầy dạy Toán, thầy dạy Văn cũng phải có tiếng Anh chứ không chỉ riêng thầy dạy Ngoại ngữ. Phải tiếp cận, phải hội nhập. Các chính sách đó phải được thể hiện ở đây, phải có những đòi hỏi, những yêu cầu cụ thể”.
Người thầy là đầu tàu cho giáo dục
Ngoài ra, Tổng Bí thư lưu ý, chính sách học tập suốt đời cũng cần được quy định trong dự thảo Luật Nhà giáo, không thể quy định thô cứng theo kiểu giáo sư đến tuổi nghỉ hưu không còn là nhà giáo, không tham gia giảng dạy nữa.
“Những thầy lớn tuổi lại có uy tín, thầy hướng dẫn; nhưng đến tuổi thì nói do Luật Giáo dục tôi hết tuổi, tôi không còn là nhà giáo nữa. Rõ ràng là như vậy sẽ khó khăn. Trong khi chúng ta đang huy động các lực lượng xã hội vào công tác giáo dục, công tác giảng dạy", Tổng Bí thư lưu ý.
Tổng Bí thư cũng đề nghị cần khuyến khích xã hội hóa, huy động xã hội tham gia vào công tác giáo dục, công tác giảng dạy, nhất là tại một số môi trường rất đặc biệt như trong trại giam hay giáo viên công tác tại miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.
Tổng Bí thư Tô Lâm chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.
Dẫn chứng thêm về việc dạy và học tại khu vực miền núi, Tổng Bí thư cho biết đã tới và "thấy rất khó khăn". Nhiều nơi chưa có trường nội trú, nhà công vụ cho giáo viên. Trước thực tế này, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, "mỗi trường như thế phải có nhà công vụ cho giáo viên. Giáo viên phải có chỗ ở".
Tổng Bí thư nhấn mạnh, khu vực này cũng cần được coi là đặc biệt, bởi các thầy không chỉ dạy học mà còn phải dỗ dành, động viên học sinh đến trường. Do đó cần có chính sách vừa cụ thể, vừa bao quát khuyến khích cho nhà giáo làm việc trong môi trường đặc biệt này. Bởi ở vùng khó khăn về kinh tế - xã hội, cũng là vùng trũng về giáo dục đào tạo, khó khăn về phát triển nguồn nhân lực.
Cuối cùng, Tổng Bí thư bày tỏ mong muốn Luật Nhà giáo ra đời sẽ được các thầy cô chào đón.
"Phải làm sao tạo cho người thầy đón nhận Luật này thực sự phấn khởi, thực sự là tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy. Chứ không để Luật ra thầy lại thấy khó khăn hơn. Thầy làm tốt rồi sẽ lôi kéo được trò, người thầy là đầu tàu cho giáo dục", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương 22.11.2024 | 18:11 PM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc 02.10.2024 | 19:56 PM
- Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.09.2024 | 08:39 AM
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm Đại sứ quán, gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia 08.08.2024 | 21:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gặp Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Bang Selangor, Malaysia 08.08.2024 | 21:21 PM
- Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính 15.07.2024 | 14:28 PM
- Đổi mới sáng tạo ở báo Đảng: Dám nghĩ, dám làm, sẽ có đột phá 21.06.2024 | 11:20 AM
- Lữ đoàn 679, Vùng 1 Hải quân: Đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất 07.06.2024 | 18:53 PM
Xem tin theo ngày
- Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU và quán triệt, triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác GPMB trên địa bàn tỉnh
- Quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2025
- Phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm và nỗ lực, quyết tâm cao, đạt được kết quả với những giá trị cụ thể và chất lượng, hiệu quả cao nhất
- Kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công tốt đẹp
- Kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII: Thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm
- Thống nhất nội dung thảo luận tổ và phát biểu, chất vấn tại hội trường
- Phiên thảo luận tổ thứ 2, kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân, phát huy dân chủ, trí tuệ phát biểu tại hội trường và thảo luận tại tổ góp phần vào thành công của kỳ họp
- Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026