Thứ 7, 23/11/2024, 07:56[GMT+7]

Cảnh giác trước âm mưu kích động biểu tình, gây rối của các phần tử xấu, thế lực thù địch

Thứ 3, 12/06/2018 | 17:11:51
4,833 lượt xem
Thật đáng buồn khi một số người dân do bị kích động hoặc thiếu hiểu biết đã tham gia tuần hành, tụ tập trái phép, đập phá tài sản ở một số địa phương, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nhiều người quá khích đốt khoảng chục xe máy trước cổng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận đêm 10/6. Ảnh: Vnexpress.net

Tiếp thu những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và băn khoăn, lo lắng của nhân dân cả nước về thời hạn thuê đất dự án 99 năm tại đặc khu kinh tế, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội lùi thời gian xem xét, thông qua dự thảo Luật Ðơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt từ kỳ họp thứ năm sang kỳ họp thứ sáu (Quốc hội khoá XIV) để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện. Ðiều đó thể hiện một Nhà nước, Chính phủ của dân, do dân và vì dân, luôn "đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết”. 

Tuy nhiên, những ngày qua, trên các trang mạng phản động liên tục xuất hiện nhiều bài viết với luận điệu kích động, kêu gọi quần chúng nhân dân xuống đường, tham gia biểu tình phản đối Quốc hội thông qua dự thảo Luật Ðơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 

Thật đáng buồn khi một số người dân do bị kích động hoặc thiếu hiểu biết đã tham gia tuần hành, tụ tập trái phép, đập phá tài sản ở một số địa phương, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 

Đây chính là hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Bộ luật Hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần được điều tra làm rõ và xử lý nghiêm.

- Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015)

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm

- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015)

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm,

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Trường hợp, người này nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này thì còn có thể bị truy cứu về tội phá rối an ninh quy định tại Điều 118 Bộ luật Hình sự năm 2015.

PV