Mạng bay quốc tế đã phục hồi hoàn toàn sau COVID-19
Ảnh minh họa.
Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2024, có 63 hãng hàng không nước ngoài (gồm 4 hãng Việt Nam Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet Air, Vietravel Airlines) khai thác gần 160 đường bay quốc tế kết nối Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Mạng đường bay quốc tế đã khôi phục tương đương giai đoạn trước dịch COVID-19 và còn tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới ở Trung Á, Ấn Độ, Australia...
Đặc biệt vào các dịp lễ, Tết và khi bước vào giai đoạn nghỉ hè, các đường bay quốc tế đến các điểm du lịch như Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Đà Lạt đều được các hãng hàng không khai thác với sản lượng và tần suất tăng cao.
Trong đó, Cảng HKQT Đà Nẵng có 24 hãng hàng không khai thác 17 đường bay quốc tế. Cảng HKQT Cam Ranh có 16 hãng hàng không khai thác 13 đường bay quốc tế. Cảng HKQT Phú Quốc có 7 hãng hàng không khai thác 8 đường bay quốc tế. Cảng HKQT Liên Khương (sau khi được công bố quốc tế) sẽ có thêm các hãng hàng không nước ngoài khai thác thường lệ.
Nội Bài, Tân Sơn Nhất đón lượng khách quốc tế cao nhất từ trước đến nay
Với các cảng hàng không quốc tế trọng điểm, sản lượng hành khách quốc tế cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh so cùng kỳ 2023 và đạt tương đương mức sản lượng của năm 2019. Trong đó, 2 cửa ngõ chính là Cảng HKQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất có lượng hành khách quốc tế thông qua đạt lần lượt là 5,9 và 8 triệu khách, cao nhất từ trước đến nay.
Về thị trường vận chuyển hành khách quốc tế, trong 6 tháng đầu năm 2024, 10 thị trường quốc tế có số khách quốc tế vận chuyển nhiều nhất đến Việt Nam là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Australia, Hongkong và Ấn Độ.
Ngoài thị trường Trung Quốc mặc dù chưa đạt được mức sản lượng khách năm 2019 nhưng đã có tín hiệu hồi phục tích cực thì, các thị trường khác đều đã tiệm cận hoặc tăng trưởng nhẹ, đặc biệt thị trường Australia và Ấn Độ đã có sự tăng trưởng mạnh.
Cục Hàng không Việt Nam dự báo: Trong cả năm 2024, hoạt động khai thác thị trường hàng không quốc tế sẽ tiếp tục gia tăng và là động lực chính cho sự tăng trưởng chung, trong khi thị trường nội địa tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi nguồn cung do các yếu tố khách quan (thiếu hụt tàu bay, tỷ giá, lãi suất, giá nhiên liệu...).
Theo baochinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
- Phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải 09.03.2025 | 18:14 PM
- Trong 5 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, lực lượng CSGT đã xử lý hơn 10.000 trường hợp vi phạm nông độ cồn 31.01.2025 | 01:16 AM
- Trong tuần, ghi nhận 84 trường hợp phạt nguội 14.11.2024 | 15:01 PM
- Trung tâm đăng kiểm 17.01D khôi phục hoạt động từ ngày 1/10 02.10.2024 | 16:00 PM
- Thái Bình: Khôi phục hoạt động giao thông đường thủy, bến khách ngang sông sau lũ 15.09.2024 | 12:12 PM
- Đường sắt, hàng không hủy chuyến hàng loạt 07.09.2024 | 12:43 PM
- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình 25.07.2024 | 15:15 PM
- Trong tuần, ghi nhận 55 trường hợp phạt nguội 03.07.2024 | 16:34 PM
- Trong tuần, ghi nhận 73 trường hợp phạt nguội 05.06.2024 | 16:07 PM
- Ghi nhận hơn 7.200 trường hợp ô tô vi phạm qua camera giao thông 21.05.2024 | 16:48 PM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt hơn nữa để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
- Biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề
- Biểu dương 25 tập thể, 13 cá nhân điển hình tiên tiến khu vực kinh tế tập thể
- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm
- Quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2025
- Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
- Khởi công dự án khu công nghiệp VSIP Thái Bình
- Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong