Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm nhiều nhất trong 5 năm
Trong mức giảm 1,54% của chỉ số CPI tháng 4/2020 so với tháng trước có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. Trong đó, nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 13,86% do ảnh hưởng của 2 đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 29/3 và thời điểm 13/4 làm chỉ số giá xăng, dầu giảm 28,48% (tác động làm CPI chung giảm 1,18%).
Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng toàn cầu, nhiều chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng của các hãng đưa ra nhằm giảm lượng hàng tồn kho làm giá nhiều mặt hàng giao thông giảm.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 2,33%, chủ yếu do nhiều hộ gia đình giảm giá thuê nhà ở để hỗ trợ người tiêu dùng trong tình hình dịch bệnh nên giá thuê nhà ở giảm 0,97%; giá nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,27%; giá gas giảm 19,74% (làm CPI chung giảm 0,24%) và giá dầu hỏa giảm 29,97%.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,4% do nhu cầu đi du lịch giảm mạnh. nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,17%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác giảm 0,13%.
Ở chiều ngược lại, các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,66% (trong đó: lương thực tăng 2,09%; thực phẩm tăng 0,62%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,05%); nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03% do nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh tăng. Riêng nhóm giáo dục không thay đổi.
CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2020 tăng 4,9% so với bình quân cùng kỳ năm 2019; CPI tháng 4/2020 giảm 1,21% so với tháng 12/2019 và tăng 2,93% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Thống kê cũng tính toán lạm phát cơ bản tháng 4/2020 giảm 0,15% so với tháng trước và tăng 2,71% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng đầu năm nay tăng 2,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Như vậy, Tổng cục Thống kê cho rằng nguyên nhân chính khiến giá cả giảm trong tháng 4 chủ yếu do nhiều nước trên thế giới áp dụng lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 làm giá xăng dầu giảm mạnh. Giá nhiều mặt hàng phi lương thực, thực phẩm giảm khi người dân thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Theo baochinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
- Giá vàng tăng mạnh 03.04.2024 | 11:14 AM
- Cập nhật giá vàng sáng 17.1 17.01.2023 | 09:49 AM
- Giá vàng hôm nay 14.1: Giao dịch nóng dần, vàng SJC tăng 200.000 đồng 14.01.2023 | 17:32 PM
- Cập nhật giá vàng sáng 15.12 15.12.2022 | 14:18 PM
- Giá vàng hôm nay 16.9 16.09.2022 | 15:54 PM
- Giá vàng hôm nay 9/8: USD hồi phục, vàng run sợ trước con số lạm phát 09.08.2022 | 08:19 AM
- Giá vàng đảo chiều đi xuống 24.05.2022 | 10:47 AM
- Giá xăng lên gần 30.000 đồng một lít 11.03.2022 | 15:36 PM
- Giá lợn hơi giảm, người tiêu dùng vẫn phải mua thịt giá cao 16.07.2021 | 08:29 AM
- Giá vàng hôm nay 15/7: Vàng chớp thời cơ tăng mạnh 15.07.2021 | 10:36 AM
Xem tin theo ngày
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh