Thứ 4, 27/11/2024, 14:30[GMT+7]

Giá vàng giảm hơn nửa triệu đồng

Thứ 4, 20/04/2022 | 10:38:21
801 lượt xem
Giá vàng trong nước phiên sáng nay (20/4) giảm mạnh theo diễn biến của giá vàng thế giới.

Ảnh minh họa.

Thời điểm 9h15', tại thị trường Hà Nội, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 69,45 - 70,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 600.000 đồng/lượng cả ở chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua (19/4).

Tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, doanh nghiệp cũng điều chỉnh giảm giá vàng SJC 550.000 đồng/lượng ở chiều mua và 650.000 đồng/lượng ở chiều bán so với cuối phiên hôm qua, niêm yết ở mức 69,45 - 70,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Cùng thời điểm, tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, giá vàng miếng SJC qua niêm yết của doanh nghiệp giảm 560.000 đồng/lượng ở chiều mua và 650.000 đồng/lượng ở chiều bán so với chốt phiên hôm qua. Hiện giá vàng giao dịch ở mức 69,46 - 70,13 đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại cũng giảm về 55,8 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào, 56,7 triệu đồng/lượng bán ra, mất khoảng 450.000 đồng mỗi lượng.

Giá vàng thế giới

Trên thị trường thế giới, lúc 7h30 sáng nay (20/4), giá vàng giao ngay trên Kitco giao dịch ở mức 1.948 USD/ounce, tương đương 53,98 triệu đồng/lượng. Quy đổi theo tỷ giá USD tự do chưa thuế phí, vàng thế giới đang rẻ hơn trong nước 16,79 triệu đồng/lượng.

Giá vàng giảm hơn nửa triệu đồng - Ảnh 1.

Kim loại quý được dự báo còn nhiều đất tỏa sáng khi lạm phát tăng cao và các ngân hàng trung ương đồng loạt tăng lãi suất. (Ảnh: Bloomberg)

Trước đó, trong phiên 19/4, giá vàng giảm từ mức cao nhất trong một tháng. Cụ thể, giá vàng kỳ hạn giảm trong phiên giao dịch ngày 19/4 tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, khi đồng USD mạnh lên. Giá vàng giao tháng 6 giảm 27,4 USD, hay 1,38%, chốt phiên ở mức 1.959 USD/ounce.

Giá vàng tăng 6 trong 7 phiên liên tiếp trước đó, do những rủi ro địa chính trị và những lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu gia tăng.

Vàng chịu thêm sức ép khi Bộ Thương mại Mỹ ngày 19/4 công bố báo cáo cho thấy số nhà được khởi công xây dựng tăng 0,3%, lên mức đã điều chỉnh theo mùa (trên cơ sở hàng năm) là 1,793 triệu căn trong tháng 3 và số giấy phép xây dựng tăng nhẹ lên mức 1,87 triệu.

Giá vàng tăng lên mức cao nhất một tháng trong phiên giao dịch đầu tuần 18/4, áp sát mốc 2.000 USD/ounce, giữa bối cảnh giới đầu tư lo ngại về cuộc xung đột Nga - Ukraine và sức ép lạm phát gia tăng trên toàn cầu làm vai trò "thiên đường trú ẩn an toàn" của vàng càng trở nên nổi bật.

Vàng còn nhiều đất "tỏa sáng"

Theo giới chuyên gia, vàng có thể giảm giá trong ngắn hạn, nhưng dài hạn, giá tăng khi lạm phát tăng nhanh trên toàn cầu. So với cùng kỳ năm 2021, kim loại quý đã tăng 6,5% và tăng 9% kể từ đầu năm.

Để chống lại lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã mạnh tay trong việc điều chỉnh lãi suất. Theo công cụ FedWatch của CME, 91% là FED sẽ tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 5.

"Lạm phát chính là động lực khiến giá vàng tăng trong dài hạn khi các ngân hàng trung ương thắt chặt các chính sách tài khóa, tiền tệ", Chủ tịch Asset Management Adrian Day nhận định. Điển hình như Ngân hàng Trung ương Canada đã nhất trí tăng lãi suất chủ chốt từ 0,5% lên 1% và tuyên bố cần nhiều đợt tăng lãi suất hơn để kìm hãm đà tăng của lạm phát. Còn Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến kết thúc hoạt động mua tài sản ròng vào quý 3.

"Giới đầu tư có thể chứng kiến một đợt giảm giá vàng vào tuần tới, nhưng mức độ không đáng lo ngại. Về dài hạn, kim loại quý còn nhiều đất tỏa sáng khi lạm phát tăng cao và các ngân hàng trung ương đồng loạt tăng lãi suất", Adrian Day nói.

Ngoài ra, xung đột giữa Nga và Ukraine chưa hạ nhiệt là nguyên nhân tiếp theo khiến vàng vẫn là kênh trú ẩn an toàn được giới đầu tư lựa chọn.

Theo vtv.vn

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày