Chương trình OCOP: Mở lối ra biển lớn (Kỳ 3)
Kỳ 3: Không chạy theo phong trào
Khởi động chậm
Năm 2013, tỉnh Quảng Ninh triển khai đề án “Tỉnh Quảng Ninh - mỗi xã, phường một sản phẩm” và là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện chương trình một cách bài bản, có hệ thống, từ việc bố trí bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện, ban hành các cơ chế, chính sách, huy động nội lực, đến hướng dẫn quy trình triển khai, xúc tiến thương mại... Từ thực tế thực hiện chương trình trên tại tỉnh Quảng Ninh, ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020”. Theo đó, chương trình OCOP được tiến hành đồng bộ trên cả nước nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đến nay, nhiều tỉnh, thành phố đã phê duyệt đề án và có những sản phẩm OCOP gắn 4, 5 sao cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Theo ông Lê Anh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX nông nghiệp số Việt Nam, chuyên gia chương trình OCOP, đồng thời là người tham gia viết đề án OCOP tại Thái Bình cho biết: Thái Bình là tỉnh có nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng nếu có một chiến lược tốt với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay, góp sức của các nhà đầu tư, sự đồng thuận cao trong nhân dân, chương trình OCOP sẽ triển khai thành công và mở ra một trang mới, tiếp sức cho ngành Nông nghiệp của tỉnh vốn đã và đang phát triển trước đó. Hơn nữa là tỉnh triển khai sau nên Thái Bình sẽ đúc rút được những kinh nghiệm từ các tỉnh, thành phố đã thực hiện trước đó.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua, ngành Nông nghiệp Thái Bình tích cực phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương khảo sát bước đầu và chọn lựa các sản phẩm chủ lực về nông nghiệp, tiêu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch hiện có của các địa phương để hoàn thiện phát triển sản phẩm. Đây cũng là mục tiêu cụ thể của đề án OCOP Thái Bình giai đoạn 2018 - 2020.
Ông Phạm Văn Dụng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc triển khai xây dựng đề án OCOP là cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, nơi mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính. Theo đó, các sản phẩm tham gia chương trình sẽ tập trung vào các nhóm, ngành hàng thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn. Các sản phẩm được chọn lọc là đặc sản vùng miền hoặc làng, xã, sử dụng nguyên liệu, công nghệ địa phương hoặc do người dân địa phương thực hiện. Đây cũng chính là yếu tố cơ bản của OCOP, khi nhà nước sẽ tham gia hỗ trợ các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể tổ chức sản xuất, kinh doanh chuỗi sản phẩm bằng nội lực cộng đồng. Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ hỗ trợ các hộ sản xuất, các doanh nghiệp, HTX nắm được thông tin thị trường, sản xuất theo đúng nhu cầu thị trường chứ không thuần túy là “mình có cái gì thì mình làm cái đó”. Trong năm 2019, các huyện, thành phố tập trung lựa chọn, xây dựng từ 2 - 3 sản phẩm chủ lực, có lợi thế để tham gia chương trình OCOP cấp tỉnh và quốc gia.
Vừa làm vừa rút kinh nghiệm
Thực tế cho thấy, chương trình OCOP là một mô hình mới, với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không thể nóng vội mà phải bền bỉ và thực hiện theo chu trình trong quá trình triển khai để thúc đẩy sự sáng tạo của người dân. Vì vậy, ngay từ ban đầu, tỉnh Thái Bình đã chủ động bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối trung ương và các bộ, ngành có liên quan...
Ông Hoàng Đức Kiếm, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng cho biết: Đông Hưng có gần 20 sản phẩm và tổ chức ở nhiều nhóm ngành nghề. Đây là những lợi thế để huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng NTM và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Để việc triển khai đạt hiệu quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm tổ chức tập huấn, hướng dẫn để người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, HTX nắm bắt được tinh thần của chương trình này. Bởi nhận thức về chương trình từ cấp huyện, xã đến chủ thể sản xuất còn hạn chế. Huyện Đông Hưng có 2 sản phẩm chủ lực bánh cáy và cây phát lộc tham gia chương trình OCOP năm 2019, đây đều là những sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định, đã có thương hiệu, được nhiều người biết đến, nhưng việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn gặp không ít khó khăn, trở ngại khi nhắm tới mục tiêu phát triển bền vững và mang lại thu nhập ổn định cho người dân tham gia sản xuất.
Tỏi Thụy Trường (Thái Thụy).
Nấm của Công ty TNHH Giống cây trồng Tiền Hải là một trong hai sản phẩm được huyện Tiền Hải lựa chọn tham gia chương trình OCOP năm 2019. Với sản lượng gần 50 tấn/năm, các loại nấm (nấm mỡ, nấm sò, nấm linh chi, mộc nhĩ) của Công ty tuy được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng hiện vẫn bán cho thương lái, được đóng gói thô sơ.
Chị Phạm Thị Thanh Thủy, cán bộ phụ trách kỹ thuật của Công ty cho biết: Các sản phẩm nấm của chúng tôi đều được thương lái đến mua và theo yêu cầu của họ, nấm được đóng gói thô sơ, không có bao bì, nhãn mác tránh tình trạng khách lẻ liên hệ trực tiếp tới cơ sở sản xuất. Với định hướng phát triển các sản phẩm từ nấm (thực phẩm chay) trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn mở rộng thị trường, liên kết cung ứng cho các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch. Tham gia OCOP, doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ chuẩn hóa sản phẩm từ đóng gói, sơ chế, thiết kế bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu...
Ông Đỗ Thành Trung, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiền Hải cho biết: OCOP là chương trình còn khá mới mẻ ngay cả với cán bộ cấp huyện, xã vì chưa được tiếp cận nhiều thông tin liên quan đến chương trình, do đó tỉnh cần sớm phê duyệt đề án OCOP cấp tỉnh làm cơ sở để các địa phương triển khai; các sở, ngành cần hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng hệ thống cán bộ quản lý cấp huyện, xã; mở lớp tập huấn, thông tin rộng rãi cho cán bộ, công chức và các chủ thể sản xuất; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm ngoài tỉnh về thực hiện chương trình OCOP.
Ông Đặng Ngọc Oánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương Chương trình OCOP có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, do đó quá trình triển khai không thể thực hiện nóng vội, lấy số lượng mà quên chất lượng. Để thực hiện có hiệu, huyện Kiến Xương sẽ thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện; tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP định kỳ hàng năm. Ông Vũ Duy Trà, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quỳnh Phụ Để việc thực hiện chương trình OCOP mang lại hiệu quả cao và có tính bền vững, tỉnh cần chú trọng công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối thị trường tiêu thụ nhằm bảo đảm đầu ra sản phẩm cho người dân và các chủ thể sản xuất tham gia chương trình. Ông Nguyễn Đăng Mười, xã Đông Hải (Quỳnh Phụ) Cơ sở sản xuất của chúng tôi mỗi ngày sản xuất khoảng 1,5 tấn bánh đa, cung cấp tại hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Sản phẩm đã có nhãn mác, đăng ký tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Để trở thành sản phẩm OCOP, chúng tôi rất mong các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn trực tiếp cách làm thủ tục, biểu mẫu, hồ sơ công nhận sản phẩm OCOP. |
Nhóm phóng viên
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng