Thứ 7, 04/05/2024, 00:12[GMT+7]

Kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh vì tương lai hạnh phúc của mỗi gia đình, vì sự phát triển bền vững của đất nước

Thứ 3, 25/12/2012 | 15:51:45
741 lượt xem
Trong hơn 50 năm qua, dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt hay trong tiến trình xây dựng phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt công tác DS-KHHGĐ là một trong những nội dung trọng tâm của việc lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành; vì vậy, công tác DS-KHHGĐ đã được những thành tựu, kết quả quan trọng.

Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGD) đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ những năm đầu của thập kỷ 60, với việc ban hành Quyết định số 216/QĐ-CP ngày 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn. Quyết định đã nêu rõ mục tiêu của việc hướng dẫn sinh đẻ là vì sức khoẻ của người mẹ, vì hạnh phúc và hoà thuận gia đình, để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo. Đây là mốc quan trọng để ngày 19/5/1997 Chính phủ ban hành Quyết định số 326/TTg lấy ngày 26 tháng 12 hàng năm là Ngày Dân số Việt Nam.

Trong hơn 50 năm qua, dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt hay trong tiến trình xây dựng phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt công tác DS-KHHGĐ là một trong những nội dung trọng tâm của việc lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành. Vì vậy, công tác DS-KHHGĐ đã được những thành tựu, kết quả quan trọng: Nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ về  qui mô gia đình í#t con  đã có chuyển biến rõ rệt. Số sinh và số người sinh con thứ 3 trở lên hàng năm giảm. Năm 1961, tỷ lệ sinh ở tỉnh ta là 4,7%, số con một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 6,7 con. Đến năm 2011, tỷ lệ sinh đã giảm xuống còn 1,4% số con một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,01 con;  11 năm qua duy trì mức sinh thay thế, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2010 đạt 0,85%, tỷ suất sinh thô, tỷ lệ sinh con thứ 3 đều giảm, Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai tăng 78,9%; Số xã, phường, thị trấn, số thôn, làng, tổ dân phố không có người sinh con thứ 3 trở lên ngày càng nhiều.

Mặc dù đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận nêu trên, nhưngcông tác DS-KHHGĐ vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức rất gay gắt. Hiện nay, qui mô dân số nước ta đã gần 87 triệu người, mật độ dân số đạt 259 người/km², đứng thứ 13 thế giới về quy mô dân số và là một trong những nước có mật độ dân số rất cao. Tại tỉnh ta, dân số tính đến nay đã trên 1,9 triệu người, mật độ dân số đông, (gần 1.200 người/km2) đứng thứ 6 toàn quốc, kết quả giảm sinh chưa ổn định và luôn có sự biến động, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tuy đã giảm song vẫn còn cao; đặc biệt sự chênh lệch giới tính khi sinh có dấu hiệu ngày một nghiêm trọng (năm 2000 là 107 nam/100 nữ, 2011 là 113 nam/100 nữ).

Nhận thức sâu sắc về tính chiến lược, tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ đối với sự phát triển bền vững của đất nước và những khó khăn, thách thức của công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới, ngày 26/11/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg về việc lấy tháng 12 hằng năm là Tháng hành động quốc gia về Dân số, với mục đích nhằm nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình, đối với sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc Việt Nam; tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam.

Chủ đề, khẩu hiệu của Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Namon> năm nay là: Kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh vì tương lai hạnh phúc của mỗi gia đình, vì sự phát triển bền vững của đất nước. Hiện nay, tại Thái Bình tỷ số giới tính khi sinh đang ở mức cao 113 bé trai/100 bé gái (2011). Muốn kiểm soát có hiệu quả vấn đề chênh lệch giới tính gia tăng cần tăng cường tuyên truyền, vận động từng bước làm thay đổi nhận thức về sinh con trai, con gái, đồng thời kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, đồng thời rà soát, bổ sung và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái. Mục tiêu triển khai các hoạt động của tháng hành động nhằm tăng cường sự chỉ đạo, triển khai, phối hợp của các cơ quan ban, ngành trong toàn hệ thống chính trị; sự đồng lòng hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội đối với công tác DS- KHHGĐ để tiến tới sớm đạt tới những mục đích tốt đẹp của công tác DS-KHHGD.

Năm nay, Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam sẽ được tổ chức thông qua các chiến dịch, hoạt động truyền thông về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình để tuyên truyền về các chủ trương, luật pháp, chính sách về DSKHHGĐ; về tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của công tác DSKHHGĐ đối với sự phát triển bền vững đất nước; về các mô hình tốt, kinh nghiệm hay trong công tác này; tổ chức mít tinh hưởng ứng, các hội nghị, hội thảo; triển khai các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình tại các cụm dân cư, đặc biệt là nhân dân các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển; tổ chức khảo sát, kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá việc thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2012...

Để hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số và thiết thực kỷ niệm 51 năm Ngày Dân số Việt Namon> (26/12/1961-26/12/2012), ngành dân số cần tập trung tuyên truyền với những nội dung chủ yếu sau:

- Tích cực tuyên truyềncác chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ; các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và địa phương đặc biệt là chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ và Tháng hành động quốc gia về Dân số trong thời gian tới; Nghị quyết 04 của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy, Quyết định số 07 của UBND tỉnh về quy định khen thưởng và xử phạt trong công tác DS-KHHGĐ.

- Thành tựu, kết quả công tác DS-KHHGĐ của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua (Chiến lược Dân số Việt Nam từ năm 2001-2010, Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ từ năm 2006-2010); những khó khăn, thách thức và phương hướng công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới (Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015). Các mô hình, điển hình tập thể và cá nhân tiêu biểu trong công tác DS-KHHGĐ. Ý kiến của các lãnh đạo, các nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực dân số, của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ các cấp và mọi tầng lớp nhân dân về công tác DS-KHHGĐ.

- Các cấp tổ chức lễ hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số tiến tới kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam; tổ chức gặp mặt biểu dương những thôn, làng, tổ dân phố nhiều năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên, gặp mặt biểu dương các gia đình có con 1 bề là gái học giỏi chăm ngoan phát triển kinh tế giỏi.

- Ý nghĩa, chủ đề của Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Namon> 26/12/2010. Kiểm soát tình hình mất cân bằng giới khi sinh của cả nước, của các tỉnh, thành phố tại thời điểm hiện nay và dự báo thời gian tới (thực trạng, hậu quả, nguyên nhân, giải pháp để kiểm soát từng bước và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh). Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực đối với việc kiểm soát và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Nguyễn Thị Huê

Phó Giám đốc Sở Y tế

Kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Thái Bình

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày