Đẩy lùi bạo lực gia đình - cần sự chủ động từ mỗi cá nhân
Thực trạng đáng báo động về bạo lực gia đình
Theo báo cáo của Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ: Trên thế giới, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người là nạn nhân của bạo lực giới, đồng thời trong bối cảnh dịch Covid-19 tỷ lệ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia tăng từ 30 - 300%. Tại Việt Nam, một kết quả nghiên cứu cho thấy 32% phụ nữ từng kết hôn phải chịu bạo hành thể chất trong đời, 10% từng bị bạo hành tình dục, 54% phải chịu bạo hành tinh thần. Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đường dây nóng 1900.96.96.80 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hoạt động hết công suất, thậm chí có lúc quá tải. Chỉ riêng tháng 4/2020, đường dây nóng đã nhận được hơn 340 cuộc gọi, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong 2 tháng cuối năm 2020, đường dây nóng tiếp nhận hơn 600 cuộc gọi kêu cứu, gần bằng số cuộc gọi trong suốt 5 tháng trước đó. Bạo hành khiến nạn nhân phải chịu những hậu quả nghiêm trọng như chấn thương về thể chất, sức khỏe sinh sản, trầm cảm, thậm chí là các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng.
Tại Thái Bình, năm 2020 đã xảy ra vụ việc người chồng sau khi uống rượu đã tẩm xăng đốt vợ khiến nạn nhân tử vong. Mới đây nhất là vụ việc do mâu thuẫn gia đình, người chồng cầm dao sát hại cả vợ và bố mẹ vợ. Những vụ bạo lực gia đình với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng là hồi chuông cảnh tỉnh về bạo lực gia đình, trong đó nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ nhỏ.
Bà Nguyễn Thị Minh Hiền, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cho biết: Những vụ bạo lực với tính chất rất nghiêm trọng xảy ra một phần do nhận thức pháp luật, trong đó có pháp luật về bạo lực gia đình còn rất thiếu, một phần lớn nữa là do những người trong cuộc sa vào tệ nạn xã hội như nghiện ma túy, nghiện rượu, ngoại tình... Những vụ việc bạo lực gia đình với tính chất nghiêm trọng để lại hậu quả vô cùng nặng nề và lâu dài: Mẹ tử vong, bố vào tù, con cái lớn lên trong sự bơ vơ, thiếu vắng cả bố lẫn mẹ; hoặc nạn nhân phải sống với thương tích do những vụ bạo lực gây ra suốt cả phần đời còn lại... Trước đây, người phụ nữ vẫn còn tư tưởng “xấu chàng hổ ai” nên không dám nói ra những vấn đề của nhà mình, chấp nhận bị bạo lực và bạo lực diễn ra âm thầm, ít có sự lên tiếng từ người trong cuộc. Hiện nay, nhận thức của phụ nữ từ thành thị tới nông thôn ngày càng nâng cao, cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và các phương tiện truyền thông đại chúng lên tiếng nên những vụ bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng của mỗi gia đình, mỗi cá nhân, thậm chí có những vụ việc đã bị cả xã hội lên án, qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em.
Cần sự chủ động từ mỗi cá nhân
Theo bà Nguyễn Thị Minh Hiền, để có một gia đình hạnh phúc, trước hết cần sự chủ động từ mỗi cá nhân trong gia đình. Người đàn ông cần nâng cao trách nhiệm làm chủ gia đình, trách nhiệm của người chồng, người cha. Trên thực tế, phần lớn những vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng xảy ra thường do người chồng mắc vào tệ nạn xã hội. Vì vậy, việc người đàn ông phải có ý thức tránh xa các tệ nạn xã hội là điều vô cùng quan trọng trong hành trình “đàn ông xây nhà” của mình. Để xây tổ ấm, người phụ nữ cần nâng cao hiểu biết để làm chủ cuộc sống của mình, có kiến thức trong ứng xử, trong nuôi dạy con, cần có việc làm để nâng cao sự tự chủ trong kinh tế. Người phụ nữ cũng cần giữ được phẩm chất đạo đức tốt, giữ được sự thủy chung và đoan trang. Đối với các thành viên trong gia đình, cần nâng cao hiểu biết xã hội, kiến thức pháp luật để bảo vệ hạnh phúc gia đình mình, từ đó biết được đâu là những việc cần phải tránh.
Cùng với sự chủ động của mỗi cá nhân trong xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng, chống bạo lực gia đình, việc quan tâm xây dựng cộng đồng, xã hội văn minh, an toàn cũng góp phần làm giảm thiểu bạo lực gia đình.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ: Quan tâm đến vấn đề này, công tác gia đình đã được tăng cường những năm gần đây. Cụ thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng và thí điểm triển khai bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại một số tỉnh, thành phố. Tại Thái Bình, bộ tiêu chí này được triển khai điểm tại xã Phú Lương (Đông Hưng) và phường Đề Thám (thành phố Thái Bình) 2 năm qua, kết quả đạt được cho thấy số vụ bạo lực gia đình tại hai địa phương trên giảm hẳn, người dân có quan điểm, cách nhìn khác về bạo lực gia đình; việc tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện thường xuyên. Sau thời gian thí điểm, khi bộ tiêu chí được triển khai rộng tại tất cả các địa phương và được nhân dân đồng lòng hưởng ứng, hăng hái thực hiện sẽ góp phần tích cực trong việc điều chỉnh các hành vi ứng xử trong gia đình, làm giảm tình trạng và mức độ ảnh hưởng của bạo lực gia đình.
Phòng, chống bạo lực gia đình không phải là việc riêng của một cá nhân hay một tổ chức độc lập mà cần sự chung tay của cả cộng đồng. Cả cộng đồng cùng quan tâm, lên tiếng, tình trạng bạo lực sẽ được khắc phục.
Tú Anh
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình