Cơ duyên với Báo Thái Bình
CTV Tạ Xuân Sinh đang thực hiện bài cộng tác với Báo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại trường học.
Ngày còn nhỏ, tôi là đứa trẻ mê vẽ. Mỗi khi đi học về tôi lại chạy sang nhà người anh họ Đỗ Đạo kế bên để mê mẩn xem anh vẽ… Người anh đó khi đang là Hiệu trưởng Trường cấp I xã Thống Nhất (Hưng Hà) vì sức khỏe yếu nên nghỉ ở nhà vẽ và viết báo. Tranh của anh rất đẹp song không để bán, chỉ treo và làm quà cho những người bạn thỉnh thoảng đến chơi, đàm đạo chuyện thời sự quên cả bữa…
Lớn lên một chút, khi anh đã đi xa do căn bệnh tim quái ác, tôi mới biết anh là một trong 7 người làm những số báo đầu tiên của tờ “Tiến Lên” - tiền thân Báo Thái Bình ngày nay. Và những người ngày đó hay đến nhà là các nhà báo gạo cội như Nguyễn Văn Thủy, Bút Ngữ, Nguyễn Văn Hoa…Sau này, khi được làm CTV với Báo Thái Bình và tìm hiểu thêm, tôi được biết: Ban đầu, nhà báo Ðỗ Ðạo là thầy giáo giảng dạy ở Trường cấp I xã Thống Nhất, biết vẽ và vẽ biếm họa rất tài. Thuở ấy, họa sĩ rất hiếm và hiếm hơn khi biết vẽ minh họa, biếm họa mang tính báo chí. Khi đó, anh vẽ nhiều tranh biếm họa đả kích Mỹ - Diệm, phê phán thói hư tật xấu trong dân chúng, cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất hăng say vì miền Nam ruột thịt... gửi tờ tin Thái Bình và được chọn đăng. Anh không ngờ những bức biếm họa chứa nặng tinh thần chống Mỹ cứu nước ấy đã lọt vào “mắt xanh” của người phụ trách tờ tin Thái Bình - nhà báo Vũ Văn Hân và anh được chuyển về làm báo. Chính anh là người vẽ đầu báo Tiến Lên những số đầu tiên. Năm 1963, Bác Hồ đã góp ý Báo Tiến Lên trình bày đẹp, tin tức phong phú, nhiều bài biểu dương gương người tốt, việc tốt, lại có cả những bài phê bình mạnh tay, nhưng măng-sét cần thêm chữ Thái Bình. Và nhà báo Ðỗ Ðạo lại được phân công vẽ tên báo Thái Bình Tiến Lên một lần nữa. Sau đó, do sức khỏe yếu vì bệnh tim, không thể hàng tuần đạp xe 30 km từ nhà đến Tòa soạn, anh chuyển về làm Hiệu trưởng Trường cấp I xã Thống Nhất, được vài năm do bệnh tật, anh xin nghỉ sớm và mất khi mới 46 tuổi khi đang độ “chín” của nghề báo…
Có lẽ được xem và mê anh viết, vẽ từ bé, nên trưởng thành, khi đã là giáo viên, tôi hay đọc báo. Thấy Báo Thái Bình thời gian gần đây đổi mới không ngừng, đăng nhiều loạt bài không những có tác động lớn đến các phong trào ở địa phương mà còn là cẩm nang cho các hoạt động xây dựng chính quyền, đoàn thể ở cơ sở. Mở trang báo ra, điều ghi nhận đầu tiên là hình thức đẹp, giấy tốt, chữ nét, ảnh in sáng màu. Báo Thái Bình chủ nhật phong phú về nội dung, trình bày thoáng, hấp dẫn, nhiều bài viết đặc sắc mang đậm hơi thở cuộc sống, rất được giới giáo chức chúng tôi quan tâm tìm đọc. Đọc nhiều thành mê, tôi cũng hay tập viết. Ban đầu nhìn những tấm gương người tốt việc tốt, tôi viết để đăng trên những trang mạng xã hội, thấy được nhiều người hưởng ứng. Được sự góp ý và động viên của nhà báo Quang Viện, tôi mạnh dạn gửi Ban Biên tập Báo Thái Bình bài báo đầu “Duyên và Văn Quân”- bài viết về một họa sĩ trẻ đang là giáo viên cùng trường, bài viết được đăng trong số báo Thái Bình chủ nhật, ngày 9/11/2015. Có bài được đăng trên báo đó là niềm hạnh phúc đối với đội ngũ cộng tác viên nói chung, trong đó có tôi. Từ đó tôi chăm chỉ viết và gửi bài cho Tòa soạn. Khi đặt bút viết, tôi luôn cẩn thận, đắn đo, chau chuốt từng câu, từng chữ; luôn cân nhắc kỹ lưỡng những thông tin, số liệu khi đưa ra... và thật hạnh phúc khi những suy nghĩ, những thông tin về người tốt việc tốt của mình được báo đăng tải đến mọi người.
Kỷ niệm 60 năm ngày Báo Thái Bình ra số đầu tiên, là độc giả thường xuyên đồng thời là CTV của Báo, tôi mong Báo Thái Bình luôn vững vàng vượt qua bao khó khăn, thử thách, giữ vững tôn chỉ mục đích là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, tiếng nói của chính quyền và diễn đàn của nhân dân; đóng góp xứng đáng trong công tác xây dựng Đảng, vận động, tập hợp quần chúng và tổ chức các phong trào cách mạng của nhân dân trong tỉnh. Góp phần đẩy lùi dịch Covid-19 trong thời điểm hiện tại và sau này, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
Cơ duyên với nghề viết và là CTV của Báo, tôi luôn tâm niệm, không phải ai sinh ra đã có sẵn khả năng để viết được các tác phẩm báo chí, mà khả năng đó chỉ được hình thành, phát triển từ quá trình học tập, bồi dưỡng, tự nghiên cứu, trau dồi tri thức và vấn đề quan trọng hơn cả là phải thường xuyên rèn cho mình “bút sắc, lòng trong, tâm sáng”.
Xuân Sinh
(Hưng Hà)
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
-
Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm quy tụ, xây dựng mối đoàn kết lương giáo
- Tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội
- Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh: 24 tập thể, cá nhân tiêu biểu được khen thưởng
- Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế