Ấm lòng mẹ
Gia phả dòng họ Lê Công, tổ dân phố Đồng Tu 2, thị trấn Hưng Hà có ghi: Ông Lê Công Đệ, sinh năm 1902, mất năm 1966. Năm 1924, ông Đệ lấy bà Ngô Thị Bảy, sinh năm 1903, quê tại làng Thá, nay là tổ dân phố Nhân Cầu 1, thị trấn Hưng Hà. Đầu năm 1926, ông bà sinh hạ người con trai đầu tiên là Lê Quang Đăng. Năm 1928, ông bà sinh người con trai thứ hai là Lê Vĩnh Thấu. Đến năm 1930 khi mới 27 tuổi, bà Bảy ốm nặng và chết. Bà mất đi để lại cho ông Đệ hai người con thơ dại với thân hình ốm yếu vì thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ.
Năm 1932, ông Lê Công Đệ tái hôn với bà Phạm Thị Hường, sinh năm 1903, quê ở làng Nấp, xã Minh Khai (Hưng Hà). Từ khi về làm vợ ông, bà cùng chồng nuôi dạy hai người con trai ăn học, khôn lớn, sau đó tham gia hoạt động cách mạng và cả hai anh em đều đã anh dũng hy sinh. Ông Lê Công Đệ với bà Phạm Thị Hường sinh thêm được 7 người con, hiện chỉ còn người con trai út là Lê Quang Đạt đang sinh sống tại tổ dân phố Đồng Tu 2, thị trấn Hưng Hà.
Trong biên bản đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Phạm Thị Hường, ông Lê Công Năng, là con trai của liệt sĩ Lê Quang Đăng có ghi: Tôi được nghe kể lại bà nội tôi khi mất thì bố tôi và chú ruột tôi mới lần lượt lên 4 và lên 2 tuổi. Chính nhờ có bà nội sau (bà mẹ kế) của bố tôi thì mới có tôi bây giờ. Chúng tôi lớn lên, lập gia đình, sống hạnh phúc và có con, có cháu thì càng thấm thía công lao nuôi dưỡng, chăm sóc của bà nội kế Phạm Thị Hường. Nhờ có bà nuôi dạy mà bố tôi và chú tôi được ăn học, cống hiến sức mình cho Tổ quốc và nhân dân. Tôi rất tự hào khi có người bà, người cha đáng quý.
Còn trong lời kể của ông Lê Quang Đạt, người em cùng cha khác mẹ với hai liệt sĩ Lê Quang Đăng và Lê Vĩnh Thấu thì các anh trai của ông được mẹ kế nuôi dưỡng khôn lớn, trưởng thành. Các anh đã giác ngộ cách mạng từ sớm, trong đó anh cả Lê Quang Đăng là người rất giỏi, có tài thuyết trình, tham gia hoạt động cách mạng tại Huyện ủy Duyên Hà (cũ) và hy sinh năm 1951 khi bị địch phục kích tại địa bàn xã Hồng Lĩnh (Hưng Hà) ngày nay. Còn người em Lê Vĩnh Thấu thì hy sinh năm 1953 tại khu vực xã Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) ngày nay.
Có thể nói, mẹ Hường đã có công nuôi dưỡng hai liệt sĩ từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, lập gia thất và tham gia hoạt động cách mạng, bảo vệ Tổ quốc. Căn cứ vào các quy định của Đảng và Nhà nước, UBND thị trấn Hưng Hà đã tích cực, chủ động trong việc phối hợp và hướng dẫn gia đình hoàn thiện hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền truy tặng danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho bà Phạm Thị Hường, là mẹ kế đã có công nuôi dưỡng hai liệt sĩ Lê Quang Đăng và Lê Vĩnh Thấu. Sinh ra dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến, mẹ Hường đã biến đau thương thành sức mạnh và động lực để sống, nuôi con, cống hiến sức mình cho cách mạng. Tuy không trực tiếp tham gia ngoài chiến trận nhưng những đóng góp, hy sinh thầm lặng của mẹ là thứ vũ khí góp phần đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù. Trân trọng và biết ơn những cống hiến vô giá của mẹ, ngày 2/6/2023, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 589/QĐ-CTN về việc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Phạm Thị Hường.
Ông Lê Quang Đạt tâm sự: Dù mẹ không còn nữa nhưng tôi tin rằng ở nơi suối vàng, mẹ tôi cũng đang mỉm cười, danh hiệu cao quý này phần nào an ủi linh hồn mẹ bởi Đảng, Nhà nước và thế hệ con cháu luôn ghi nhớ những cống hiến thầm lặng của mẹ. Gia đình tôi sẽ tiếp tục nêu gương theo truyền thống cách mạng, ra sức phấn đấu để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Ông Trương Công Tuân, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hưng Hà chia sẻ: Việc mẹ Phạm Thị Hường được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là hoàn toàn xứng đáng với sự cống hiến, hy sinh của mẹ trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc. Thị trấn Hưng Hà hiện có 29 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, đến nay chỉ còn 1 mẹ còn sống. Chúng tôi rất tự hào với truyền thống cách mạng của quê hương và sẽ tiếp tục quan tâm chăm lo tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa” để người có công và thân nhân người có công với cách mạng được ấm lòng.
Duy Tùng
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng