Cựu TNXP Kiến Xương Sáng mãi tinh thần TNXP
Cựu TNXP Ðinh Quang Thắng miệt mài với nghề chạm bạc.
Kể chuyện chiến tranh, cựu TNXP Trần Hữu Cải (quê ở xã Trà Giang, huyện Kiến Xương) thuộc Ðại đội 2693, Ðội 269 nhớ lại: Tuyến đường sắt Vinh - Ðò Vàng - Minh Cầm (Quảng Bình) những năm 1972 tê liệt vì bị địch đánh phá ác liệt. Khi ấy, người ta phải chế tạo đầu máy ô tô tải để kéo các toa tàu.
Thường một đầu máy ô tô kéo được 3 - 4 toa, mỗi toa chứa khoảng 1,5 tấn hàng. Cứ ngớt tiếng bom là chúng tôi lại lao ra hiện trường, người xẻng, người xà beng khẩn trương san lấp hố bom, để thông đường. Với lòng quả cảm, không sợ hy sinh của những người lính TNXP, tuyến đường được thông suốt, những chuyến tàu chở hàng vẫn hiên ngang nối đuôi nhau vào tiền tuyến góp phần đánh thắng quân xâm lược.
Tinh thần chiến đấu vượt mọi khó khăn gian khổ của các chiến sĩ TNXP quê Kiến Xương còn thể hiện trên tuyến đường 10 Quảng Trị. Cựu TNXP C395 Nguyễn Ðình Bách kể: Thời chiến tranh chống Mỹ, công trường 10 được thành lập tháng 4/1971 đảm nhiệm xây dựng 72 km đường trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn.
Dù phải leo, phải trượt từ lán ở ra đường làm việc hàng ngày hay phải đứng cheo leo trên đỉnh núi nổ mìn lấy đá trong khi máy bay địch thường xuyên đánh phá, nhiều khi lũ cuốn đi những cọc tiêu, nhiều TNXP C395 phải đứng ngâm mình dưới nước làm cọc tiêu sống cho xe ra mặt trận nhưng họ luôn hiên ngang, bảo đảm an toàn cho mỗi chuyến xe qua. Cũng tại tuyến đường này, ngày 19/9/1972, máy bay Mỹ đánh bom phà Long Ðại khi các TNXP C130 D2 F575 Ðoàn 559 đang làm nhiệm vụ. 16 chiến sĩ TNXP C130 cùng quê ở huyện Kiến Xương đã anh dũng hy sinh.
Anh dũng, kiên cường trong chiến tranh, hòa bình lập lại, nhiều cựu TNXP Kiến Xương còn mang trong mình thương tích hoặc phơi nhiễm chất độc hóa học, nhiều người còn khó khăn, vất vả, song phẩm chất, tinh thần TNXP của họ vẫn tỏa sáng.
Ðược lãnh đạo Hội Cựu TNXP huyện giới thiệu, chúng tôi đến thăm cựu TNXP Ðinh Quang Thắng ở xã Hồng Thái. Tâm huyết với nghề, giờ đây ông đã có một cơ ngơi đáng kể từ nghề chạm bạc truyền thống của quê hương. Những tác phẩm của ông từng tham dự các cuộc triển lãm tại Huế hay Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nghe theo tiếng gọi của Ðảng, năm 1977 ông lên đường làm nhiệm vụ tiền trạm kinh tế khu vực Sông Bé và bảo vệ biên giới Tây Nam. Bao khó khăn, gian khổ vừa lao động sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ vùng đất biên giới, song ông cùng đồng đội đã vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Sau đó, ông chuyển sang công tác tại Hạt Kiểm lâm Sông Bé (huyện Lộc Ninh, tỉnh Sông Bé, nay là tỉnh Bình Phước) với nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất đón đồng bào vào xây dựng vùng kinh tế mới. Năm 1986 ông lại hăng hái theo đoàn quân tình nguyện thuộc Mặt trận 779, Quân khu 7 sang làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a.
Trở về địa phương năm 1992, chứng kiến cảnh “đi xuống” của một làng nghề chạm bạc nổi tiếng, trong lòng ông không nguôi suy nghĩ: làm sao để giữ được nghề cha ông? Vốn là con nhà nòi, ông được học nghề chạm bạc từ khi lên 10 tuổi.
Nuôi quyết tâm khôi phục và phát triển làng nghề từ “cái vốn” mà ông cha đã truyền lại, thời gian đầu ông gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn vốn cho đến đầu ra sản phẩm. Không nản chí, ông tự mình mày mò học hỏi thêm với niềm đam mê, sự khát khao sáng tạo cái mới, cái hay trong nghề. Ông còn lên Hà Nội tham khảo một số sản phẩm được thị trường ưa chuộng rồi về tổ chức sản xuất, đồng thời sáng tạo thêm những mẫu mới như rồng, phượng, lộ bộ, mâm, hia, mũ dơi, lôi trương, lắc đèn...
Chia sẻ cái khó của nghề, ông nói: “Ðể tạo ra một sản phẩm chất lượng, ngoài đôi tay khéo léo cần có sự kết hợp hoàn hảo từ công đoạn tìm nguyên liệu, vẽ mẫu, trạm ám đến móc tỉa, hạ nền, sửa nguội, đánh nháp, đánh bóng. Người thợ chạm bạc phải có sự đam mê nghề nghiệp, tinh thần ham học hỏi và tính kiên nhẫn, bởi nghề này chỉ làm thủ công mới có những sản phẩm tinh xảo”.
Sau nhiều năm lăn lộn với nghề truyền thống, thành công đã đến với ông. Nhiều sản phẩm được bạn hàng trong và ngoài nước biết đến bởi chất lượng là yếu tố luôn được đặt lên hàng đầu. Cơ sở sản xuất của ông đứng vững trên thị trường, bảo đảm việc làm thường xuyên cho từ 10 - 14 lao động với mức thu nhập bình quân từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.
Mong muốn giữ nghề, khôi phục và phát triển nghề truyền thống, ông còn truyền dạy kỹ thuật chạm bạc miễn phí cho những ai yêu thích và tâm huyết với nghề. Không chỉ giỏi phát triển kinh tế, ông còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Ở ông, tinh thần TNXP luôn tỏa sáng với lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/ Ðào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên.
Cũng như ông Thắng, các cựu TNXP Bùi Minh Ngọc (xã Nam Bình), Cao Văn Hạ (xã Quốc Tuấn) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng phát triển kinh tế VAC, hàng năm thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng. Cựu TNXP Nguyễn Văn Thiều ở xã Hồng Tiến với mô hình ao - cây cảnh - cây rau giống có thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm.
Cựu TNXP Vũ Văn Dịu ở xã Thanh Tân chuyên sản xuất rau giống thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng… Còn rất nhiều những tấm gương vượt khó trong thời bình của cựu TNXP Kiến Xương mà chưa thể kể hết. Trong kháng chiến, những TNXP Kiến Xương đã viết nên những trang sử vàng oanh liệt. Thời bình, họ đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, tiếp tục đóng góp sức lực, trí tuệ cho công cuộc đổi mới. Tinh thần vượt khó của họ luôn là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.
Bài, ảnh: Mai Thư - Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam