Tháng bảy ở vùng đất thiêng
Về với Quảng Trị là về với những địa chỉ đỏ cách mạng, ở đó có Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị, nơi đã ghi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng bằng cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ và đồng bào để bảo vệ Thành cổ và thị xã Quảng Trị trong suốt 81 ngày đêm lịch sử. Mùa hè năm 1972, khoảng 328.000 tấn bom đạn của giặc Mỹ đã dội xuống mảnh đất này, ngày cũng như đêm trời và đất Quảng Trị đỏ rực một màu của máu và lửa. Bảo vệ Thành cổ, hàng nghìn chiến sĩ quân giải phóng mang theo tuổi thanh xuân đã hóa thân vào lòng đất, để hôm nay Thành cổ được ví như một nghĩa trang không có nấm mồ, chỉ có một đài tưởng niệm trung tâm được mô hình hóa thành ngôi mộ chung cho những người con đã anh dũng hy sinh cho hòa bình, độc lập, tự do của Tổ quốc.
Về với Quảng Trị là về với dòng sông Thạch Hãn đã đi vào huyền thoại, gắn liền với chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ và thị xã Quảng Trị. Từng đợt chiến sĩ quân giải phóng đã vượt sông dưới mưa bom bão đạn. Ngày 16/9/1972, ngày cuối cùng của 81 ngày đêm, sau khi nhận lệnh cấp trên rút toàn bộ quân sang bờ Bắc của sông để bảo toàn lực lượng, rất nhiều chiến sĩ và thương binh sau nhiều ngày ngâm mình trong nước, đói rét đã không còn đủ sức để chống chọi với dòng nước lũ và nằm lại nơi đáy sông này. Dòng sông Thạch Hãn trong cuộc chiến đấu ác liệt ấy đã nhuộm máu đào của các anh hùng liệt sĩ.
Về với Quảng Trị không thể không đến Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 và Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn để thấy những hàng mộ trải dài như bất tận trong khói hương nghi ngút. Đứng trước hàng nghìn ngôi mộ liệt sĩ nằm cạnh nhau trên đồi núi mênh mông, chúng ta mới cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh. Dưới những nấm mộ trang nghiêm là những chàng trai, cô gái mãi mãi tuổi 20. Đau thương mà hùng tráng. Xót xa mà rất đỗi tự hào về những người con bất tử. Máu của các anh, các chị đã tô thắm lá cờ Tổ quốc, hòa vào lòng đất Quảng Trị để chúng ta có được hòa bình, độc lập, tự do như ngày hôm nay.
Về với Quảng Trị những ngày tháng bảy tri ân, có những người vợ tới thăm chồng, người con tới viếng cha, các cựu binh trở về chiến trường xưa thăm đồng đội. Trong dòng người lặng lẽ ấy có đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Bình. Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, các đồng chí lãnh đạo tỉnh lại thay mặt cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình lại trở về đây, dâng nén tâm nhang, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ. Ai cũng bồi hồi, xúc động khi được nghe câu chuyện của hơn 50 năm về trước, “khúc ruột” miền Trung kiên trung, bất khuất này đã phải oằn mình hứng chịu những trận mưa bom bão đạn của kẻ thù. Để giữ từng tấc đất, từng ngôi nhà, hàng nghìn chiến sĩ ta đã ngã xuống. Trong lòng mỗi người trào dâng sự xúc động, nghẹn ngào. Hiện đang có trên 2.000 liệt sĩ quê hương Thái Bình đã xác định được phần mộ đang yên nghỉ ở 72 nghĩa trang trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng. Tuy vậy, vẫn còn hàng nghìn người con quê hương chưa biết rõ được thông tin. Đây là nỗi day dứt khôn nguôi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình. Quê hương luôn tưởng nhớ và ghi công ơn to lớn của các anh hùng liệt sĩ. Sự hy sinh anh dũng của các anh, các chị mãi mãi là tấm gương sáng để thế hệ hôm nay, mai sau học tập và noi theo.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng mất mát, đau thương vẫn còn đó. Xin được dâng nén tâm nhang cùng tiếng chuông thỉnh nguyện cầu cho hương hồn các anh hùng liệt sĩ được siêu thoát. Rời mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió, cán bộ và nhân dân Thái Bình nguyện phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng của quê hương; thường xuyên quan tâm chăm lo thật tốt các gia đình chính sách, người có công với cách mạng; giúp đỡ và tạo điều kiện cho các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng vượt lên khó khăn, mất mát, cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng đẹp giàu.
Thành cổ Quảng Trị nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị. Giữa Đài tưởng niệm dựng một biểu tượng cây đèn thờ cao 8,1m, mang ý nghĩa tượng trưng cho 81 ngày đêm chiến đấu oanh liệt tại Thành cổ.
Đỗ Hồng Gia
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” 03.08.2024 | 20:28 PM
- LỜI CẢM TẠ 05.06.2024 | 12:40 PM
- Lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương các loại, các hạng 06.03.2024 | 11:06 AM
- Đồng chí Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết một số địa phương, đơn vị 06.02.2024 | 18:43 PM
- Thăm hỏi, động viên gia đình chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 23.09.2023 | 15:05 PM
- Hướng dẫn cách thay ảnh đại diện có kèm avatar frame ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023 21.09.2023 | 16:00 PM
- Chuyển đổi số báo chí, bài học và kinh nghiệm rút ra 09.08.2023 | 22:20 PM
- Ngày đón anh trở về 26.07.2023 | 16:31 PM
- Hội LHPN huyện Vũ Thư: Tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ 23.07.2023 | 09:50 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh